60 Câu Hỏi Đáp Về Giáo Luật Kinh Nguyệt Và Máu Hậu Sản (⮫)




Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung

 Lời Mở Đầu

Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah, cầu xin Ngài ban bình an và phúc lành cho Vị Thiên Sứ của Ngài Muhammad bin ‘Abdullah, cùng gia quyến và những bằng hữu của Người, cả những ai bước theo con đường của Người cho đến ngày tận thế, và sau đó:

Quí chị em Muslimah thân mến!

Thấy được rằng có rất nhiều câu hỏi đã đặt ra cho các vị ‘Ulama (giới học giả Islam) về giáo luật kinh nguyệt trong việc hành đạo, vì vậy chúng tôi đã thấy rằng, cần phải gom những câu hỏi thường lặp đi lặp lại đó thành quyển sách nhỏ và ngắn gọn cho quí chị em Muslimah đọc hiểu.

Quí chị em Muslimah thân mến!

Mục đích của chúng tôi là tập hợp những câu hỏi quan trọng giúp các chị em hiểu được về giáo luật của Allah, từ đó trở thành người luôn tôn thờ Allah một cách hiểu biết và sáng suốt.

Chú ý: Có lẽ khi mới lật những trang đầu quyển sách các chị em sẽ cảm thấy sự trùng lập của một số câu hỏi và lời đáp, nhưng sau khi chị em đọc kỹ lại thì sẽ thấy có phần khác biệt rất rõ ràng trong việc giải đáp câu hỏi, bởi mục đích chính của chúng tôi là giúp cho các chị em hiểu rộng thêm vấn đề.

Cầu xin bình an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta Muhammad, cùng gia quyến và toàn thể bằng hữu của Người.

*

 Một Số Giáo Luật Kinh Nguyệt Trong Lễ Nguyện Salah Và Nhịn Chay

Hỏi 1: Khi người phụ nữ sạch kinh ngay sau khi ánh rạng đông bắt đầu (tức giờ Fajr bắt đầu), vậy cô ta có phải nhịn chay ngay ngày hôm đó không, ngày nhịn chay đó có công nhận không hay cô ta phải nhịn bù lại?

Đáp 1: Khi phụ nữ sạch sẽ ngay khi rạng đông thì ‘Ulama (giới học giả) Islam có hai luồng quan điểm về việc nhịn chay như sau:

Luồng quan điểm đầu tiên: Bắt buộc cô ta phải nhịn chay phần thời gian còn lại trong ngày, nhưng ngày nhịn chay đó không được tính, bắt buộc phải nhịn chay bù lại. Đây là câu nói trội nhất của trường phái Imam Ahmad - Cầu xin Allah thương xót ông -.

Luồng quan điểm thứ hai: Không bắt buộc cô ta phải nhịn chay phần thời gian còn lại trong ngày, bởi vì sự nhịn chay của cô ta không hợp lệ ngay ở thời gian bắt đầu nhịn chay do cô ta đang hành kinh nên không nằm trong số những người nhịn chay, một khi không hợp lệ thì sự nhịn chay không mang lại lợi ích gì. Hơn nữa, khi thời gian nhịn chay bắt đầu thì cô ta được phép ăn uống, nói đúng hơn là cô ta bị cấm nhịn chay ở ngay thời gian bắt đầu, nhịn chay theo giáo luật là: Nhịn những điều làm hư sự nhịn chay (như ăn uống, quan hệ tình dục...) bằng định tâm tôn thờ Allah, bắt đầu từ rạng đông xuất hiện cho đến mặt trời lặn.

Nhận thấy luồng quan điểm này phù hợp hơn, chính xác hơn luồng quan điểm bắt buộc nhịn chay, nhưng cả hai luồng quan điểm đều bắt buộc cô ta phải nhịn chay bù lại vào ngày khác.

Hỏi 2: Khi phụ nữ sạch kinh và tắm rửa sau giờ Salah Fajr, rồi cô ta hành lễ và nhịn chay ngay ngày hôm đó, vậy cô ta có phải nhịn bù lại không?

Đáp 2: Khi phụ nữ đã chắc chắn rằng bản thân đã sạch kinh trước rạng đông dù chỉ là một phút, nếu đang trong tháng Ramadan bắt buộc cô ta phải nhịn chay ngay sau đó, sự nhịn chay đó hoàn toàn hợp lệ, không cần phải nhịn bù. Bởi cô ta đã nhịn chay trong lúc bản thân sạch sẽ và cho dù có tắm sau rạng đông cũng không sao cả, Tương tự, đối với một người đàn ông nếu bị Junub do quan hệ vợ chồng hoặc ngủ mộng tinh, sau khi ăn cơm nhịn xong, rồi định tâm nhịn chay và tắm sau rạng đông thì sự nhịn chay ngày hôm đó hoàn toàn hợp lệ. Nhân đây, tôi cũng xin nhắc đến một vấn đề khác, bởi một số chị em phụ nữ đã nghĩ rằng nếu kinh nguyệt đến sau khi xả chay trước hành lễ Salah ‘Isha thì việc nhịn chay ngày hôm đó bị hư, điều này là sai hoàn toàn. Đúng hơn, nếu kinh nguyệt đến sau khi mặt trời lặn cho dù chỉ một phút thì sự nhịn chay ngày hôm đó hoàn toàn hợp lệ.

Hỏi 3: Có bắt buộc phụ nữ nhịn chay và hành lễ Salah khi máu hậu sản ngừng ra trước bốn mươi ngày không?

Đáp 3: Có, một khi máu hậu sản đã ngừng ra trước bốn mươi ngày thì bắt buộc cô ta phải nhịn chay nếu trong tháng Ramadan và bắt buộc phải hành lễ Salah và vợ chồng được phép giao hợp nhau, bởi cô ta đã hoàn toàn sạch sẽ không gì ngăn cản việc nhịn chay, không gì ngăn cản việc hành lễ Salah và được phép giao hợp vợ chồng.

Hỏi 4: Nếu chu kỳ kinh của phụ nữ thường xuyên là tám hoặc bảy ngày, bổng xảy ra một hoặc hai lần số ngày chu kỳ tăng lên thì theo giáo luật phải làm sao?

Đáp 4: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái là sáu ngày hoặc bảy ngày, bổng tháng sau chu kỳ kéo dài hơn đến tám ngày hoặc chín ngày hoặc mười ngày hoặc mười một ngày, thì cô ta vẫn không hành lễ Salah cho đến khi sạch kinh, bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã không qui định rõ ràng mỗi chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu ngày, và Allah Tối Cao đã phán:

﴿وَيَسۡـَٔلُونَكَ عَنِ ٱلۡمَحِيضِۖ قُلۡ هُوَ أَذٗى فَٱعۡتَزِلُواْ ٱلنِّسَآءَ فِي ٱلۡمَحِيضِ وَلَا تَقۡرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطۡهُرۡنَۖ فَإِذَا تَطَهَّرۡنَ فَأۡتُوهُنَّ مِنۡ حَيۡثُ أَمَرَكُمُ ٱللَّهُۚ إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلتَّوَّٰبِينَ وَيُحِبُّ ٱلۡمُتَطَهِّرِينَ ٢٢٢﴾ [البقرة: 222]

{Họ (các bạn đạo của Ngươi) hỏi Ngươi (hỡi Thiên Sứ) về kinh nguyệt của phụ nữ. Ngươi hãy trả lời họ: “Nó gây hại (cho các ngươi khi quan hệ).} (chương 2 - Al-Baqarah: 222 ). Vì vậy, một khi máu vẫn còn ra thì cô ta vẫn không được phép hành lễ Salah cho đến khi ngừng ra máu hoàn toàn và tắm rửa, rồi hành lễ Salah. Đến tháng tiếp theo nếu chu kỳ ngắn hơn chu kỳ bình thường, bắt buộc cô ta phải tắm rửa và hành lễ Salah ngay khi sạch kinh cho dù số ngày có ít hơn tháng rồi.

Điều quan trọng, khi máu kinh nguyệt còn ra thì không được phép hành lễ Salah cho dù kinh nguyệt có đúng với chu kỳ bình thường trước đó, hoặc kéo dài, hoặc ngắn hơn và khi đã sạch kinh thì hành lễ Salah lại.

Hỏi 5: Một người phụ nữ sau khi sinh không được phép hành lễ Salah và nhịn chay đúng bốn mươi ngày hay vấn đề phải dựa vào việc máu ngưng ra, tức khi máu ngừng ra mới được phép tắm gội và hành lễ Salah? Và thời gian ít nhất cho máu hậu sản là bao nhiêu ngày?

Đáp 5: Về máu hậu sản không có thời gian qui định cụ thể, một khi máu còn ra thì không hành lễ Salah, không nhịn chay và không giao hợp.

Nếu cô ta thấy máu ngưng ra trước bốn mươi ngày tức máu chỉ ra được mười ngày hoặc năm ngày thì ngưng, lúc này bắt buộc cô ta phải hành lễ Salah, nhịn chay và giao hợp vợ chồng và không bị tội trong việc làm đó.

Tóm lại, máu hậu sản là vấn đề cảm nhận được, khi có máu thì giáo luật được áp dụng, khi hết máu thì giáo luật cũng hết hiệu lực.

Ngoại trừ trường hợp, máu hậu sản ra nhiều hơn sáu mươi ngày thì cô ta đã rơi vào trường hợp khác đó là bị bệnh rong kinh, lúc này cô ta ngừng hành lễ Salah đến ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt bình thường của cô ta, sau đó cô ta tắm rửa và hành lễ Salah.

Hỏi 6: Khi một cô gái bị ra máu chỉ một vài giọt vào ban ngày tháng Ramadan và sự việc như thế kéo dài hết tháng Ramadan, nhưng cô ta vẫn nhịn chay và hành lễ Salah, vậy sự hành đạo nhịn chay và hành lễ Salah có đúng không?

Đáp 6: Có, sự nhịn chay của cô ta hoàn toàn hợp lệ, còn vài giọt máu đó chỉ được xem là mồ hôi mà thôi, bởi sự việc này được truyền lại từ ông ‘Ali bin Abi Tolib - cầu xin Allah hài lòng về ông - ông đã nói: {Vài giọt máu như thế này giống như máu cam chảy ra từ mũi chứ không phải là máu kinh nguyệt.}

Hỏi 7: Khi phụ nữ sạch chu kỳ kinh nguyệt hoặc dứt máu hậu sản trước rạng đông và đợi đến sau rạng đông mới tắm gội, vậy sự nhịn chay của cô ta có hợp lệ hay không?

Đáp 7: Có, trong trường hợp này sự nhịn chay của cô ta hoàn toàn hợp lệ nếu sạch kinh trước rạng đông và đợi đến sau rạng đông mới tắm rửa cũng như hết máu hậu sản, bởi trường hợp này hoàn toàn giống với trường hợp một người bị Junub và chỉ tắm gội sau khi rạng đông thì sự nhịn chay đó đúng và hợp lệ, bởi Allah Tối Cao đã phán:

﴿ وَٱبۡتَغُواْ مَا كَتَبَ ٱللَّهُ لَكُمۡۚ وَكُلُواْ وَٱشۡرَبُواْ حَتَّىٰ يَتَبَيَّنَ لَكُمُ ٱلۡخَيۡطُ ٱلۡأَبۡيَضُ مِنَ ٱلۡخَيۡطِ ٱلۡأَسۡوَدِ مِنَ ٱلۡفَجۡرِۖ [البقرة: 187]

{Giờ đây các ngươi được tự do giao hợp với họ và hãy tìm kiếm những gì được Allah an bày cho các ngươi. Các ngươi được tự do ăn uống trong đêm cho đến khi các ngươi phân biệt được sợi chỉ trắng với sợi chỉ đen lúc rạng đông.} (chương 2 - Al-Baqarah: 187), một khi Allah Tối Cao cho phép giao hợp đến rạng đông thì tất nhiên việc tắm gội Junub sẽ xảy ra sau rạng đông là chắc chắn. Hơn nữa, theo Hadith của bà ‘Ã-ishah - cầu xin Allah hài lòng về bà - kể rằng: {Có một sáng nọ Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – bị Junub do ân ái với vợ của Người trong khi Người vẫn nhịn chay.} Nghĩa là Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã tắm rửa Junub sau rạng đông.

Hỏi 8: Khi phụ nữ cảm nhận chu kỳ đã đến nhưng máu không ra trước khi mặt trời lặn, hoặc bị đau bụng kinh đang trong lúc nhịn chay, vậy sự nhịn chay ngày hôm đó của cô ta có đúng không, hay bắt buộc cô ta phải nhịn bù lại?

Đáp 8: Khi một người phụ nữ sạch kinh cảm nhận được sự chuyển đổi của chu kỳ kinh trong lúc cô ta nhịn chay, nhưng máu ra sau mặt trời lặn hoặc đau bụng kinh nhưng máu vẫn chưa ra cho đến sau mặt trời lặn, thì sự nhịn chay đó hoàn toàn đúng, không bắt buộc phải nhịn bù lại đối với nhịn chay bắt buộc, và cũng không bị mất ân phước đối với nhịn chay không bắt buộc (nhịn chay Sunnah).

Hỏi 9: Khi phụ nữ thấy máu nhưng không khẳng định được rằng đó là máu kinh nguyệt, trường hợp này sự nhịn chay của cô ta ngày hôm đó có đúng hay không?

Đáp 9: Sự nhịn chay của cô ta ngày hôm đó hoàn toàn đúng, bởi trong nguyên lý cô ta đang sạch sẽ cho đến khi khẳng định rằng chu kỳ kinh của cô ta đã đến.

 Đôi khi phụ nữ phát hiện được vết máu hoặc vài giọt máu nhưng rất ít ở một số thời điểm khác nhau trong ngày, có khi thấy trong chu kỳ kinh nguyệt và có khi thấy trong những ngày sạch sẽ, vậy theo hai trường hợp đó sự nhịn chay của cô ta có đúng hay không?

Đáp 10: Hỏi gần giống như câu hỏi ở trên nhưng bổ sung thêm là đối với vài giọt máu đó nếu đang trong chu kỳ và cô ta nhận biết được loại máu đó thì đó là máu kinh nguyệt.

Hỏi 11: Phụ nữ đang có kinh nguyệt và ra máu hậu sản có được phép ăn uống vào ban ngày tháng Ramadan không?

Đáp 11: Được, cả hai được phép ăn uống vào ban ngày tháng Ramadan, tốt nhất là nên ăn kín đáo tránh mặt trẻ em ở trong nhà kẻo nảy sinh mâu thuẩn trong đầu chúng.

Hỏi 12: Khi phụ nữ sạch kinh nguyệt hoặc ngừng ra máu hậu sản trong giờ Salah ‘Asr, vậy có bắt buộc cô ta phải hành lễ Salah Zhuhr cùng với Salah ‘Asr không hay chỉ bắt buộc hành lễ Salah ‘Asr duy nhất?

Đáp 12: Theo luồng quan điểm đúng nhất trong trường hợp này là chỉ bắt buộc hành lễ Salah ‘Asr duy nhất, bởi không có bằng chứng xác thực bắt buộc phải hành lễ thêm Salah Zhuhr, và bởi theo nguyên lý là vô can, và bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã nói: {Ai kịp hành lễ một Rak’at của Salah ‘Asr trước khi mặt trời lặn thì người đó đã hành lễ Salah ‘Asr trong thời gian của nó.} Thấy đó trong Hadith Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – không nhắc đến Salah Zhuhr, nếu lễ nguyện Salah Zhuhr là điều bắt buộc là Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã trình bày rồi, và bởi nếu phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh trong giờ Zhuhr thì chỉ bắt buộc cô ta bù lại Salah Zhuhr duy nhất trong khi hai Salah Zhuhr và ‘Asr được phép gọp chung, vấn đề này và vấn đề nêu trong câu hỏi hoàn toàn giống nhau.

Tóm lại, theo luồng quan điểm đúng nhất trong vấn đề này là chỉ bắt buộc cô ta hành lễ Salah ‘Asr duy nhất và bằng chứng cho sự việc là từ Hadith và Qiyas (sự so sánh). Tương tự, nếu sạch kinh trước khi hết giờ Salah ‘Isha thì chỉ bắt buộc cô ta hành lễ Salah ‘Isha, chứ không bắt buộc hành lễ Salah Maghrib.

Hỏi 13: Một số phụ nữ sẩy thai thì có hai trường hợp: Sẩy thai trước khi thành người (tức trước 4 tháng) và sẩy thai sau khi đã thành người (tức sau 4 tháng), giáo luật ra sao đối với việc cô ta hành lễ Salah và nhịn chay trong những ngày ra máu đó?

 Đáp 13: Nếu sẩy thai trước khi bào thai thành người thì máu đó không phải máu hậu sản, lúc này bắt buộc cô ta phải hành lễ Salah và nhịn chay.

Nếu sẩy thai sau khi bào thai đã thành người thì máu đó là máu hậu sản, lúc này cấm cô ta hành lễ Salah và nhịn chay.

Đến đây, rút được một qui tắc cho vấn đề: Nếu bào thai đã thành người thì máu ra đó là máu hậu sản còn chưa thành người thì máu ra đó không phải máu hậu sản, nếu là máu hậu sản thì giáo luật cấm cô ta giống như những phụ nữ ra máu hậu sản khác, còn nếu không phải máu hậu sản thì không cấm cô ta điều gì cả.

Hỏi 14: Phụ nữ mang thai bị chảy máu vào ban ngày tháng Ramadan, vậy có ảnh hưởng gì đến sự nhịn chay của cô ta không?

Đáp 14: Nếu ra máu kinh nguyệt trong lúc cô ta đang nhịn chay, thì việc nhịn chay đó không có giá trị, bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã nói: {Chẳng phải phụ nữ đang trong chu kỳ kinh là bị cấm hành lễ Salah và nhịn chay hay sao!} Thế nên, chu kỳ kinh nguyệt được liệt kê vào danh sách làm vô hiệu sự nhịn chay, tương tự thế máu hậu sản cũng vậy.

Vấn đề câu hỏi là phụ nữ mang thai bị chảy máu vào ban ngày tháng Ramadan, nếu đó là máu kinh nguyệt thì được tính giống như những phụ nữ không mang thai có chu kỳ tức làm cho sự nhịn chay của cô ta không có giá trị, còn nếu không phải là máu kinh nguyệt thì không ảnh hưởng gì cả.

Đôi khi có trường hợp ngoại lệ, có thai mà vẫn có kinh thì được gọi là chu kỳ đều đặn không hề bị gián đoạn ở bất cứ tháng nào. Trong trường hợp này theo quan điểm đúng nhất là áp dụng theo giáo luật kinh nguyệt.

Còn nếu như khi mang thai thì chu kỳ cũng mất, bổng ngày nọ thấy máu thì đây không phải là máu chu kỳ thì không ảnh hưởng gì đến sự nhịn chay của cô ta cả, bởi máu đó không phải máu kinh nguyệt.

Hỏi 15: Trường hợp nếu người phụ nữ thấy ra máu đang trong chu kỳ kinh nhưng ngày hôm sau cô ta không thấy ra máu cả ngày thì người phụ nữ cần phải làm sao?

Đáp 15: Thấy rằng đã sạch sẽ hoặc đã khô ráo mà xảy ra trong kỳ kinh nguyệt của cô ta thì không được tính là sạch sẽ, nó được tính đang trong chu kỳ kinh và bắt buộc cô ta phải làm theo giáo luật kinh nguyệt. Theo quan điểm của một số học giả khác: Trường hợp trong chu kỳ kinh, một ngày cô ta thấy ra máu và một ngày không thấy, thì ngày thấy đó là kinh nguyệt còn ngày không thấy là trở lại sạch sẽ, cứ thế tính đến ngày thứ mười lăm, nếu đến ngày thứ mười lăm mà vẫn còn ra thì đó được gọi là máu rong kinh. Đây là ý kiến trội nhất trong trường phái Imam Ahmad bin Hanbal - cầu xin Allah thương xót ông.

Hỏi 16: Vào những ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt trước khi trở lại sạch sẽ nhưng lại không thấy máu cũng như không thấy chất nhờn màu trắng, vậy cô ta có được phép nhịn chay hay phải làm sao?

Đáp 16: Nếu trường hợp sự kết thúc chu kỳ thường xuyên của cô ta là máu ngừng ra không có chất nhờn màu trắng gì cả (như xảy ra ở một số phụ nữ) thì cô ta phải tắm rửa, hành lễ Salah và nhịn chay, còn nếu theo thường lệ trước khi dứt kỳ kinh là cô ta thấy nước nhờn màu trắng thì phải chờ cho đến khi nước nhờn màu trắng đó xuất ra, lúc đó cô ta mới được công nhận là đã chấm dứt chu kỳ hoàn toàn.

Hỏi 17: Giáo luật ra sao việc phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt và ra máu hậu sản đọc Kinh Qur’an bằng cách nhìn đọc hoặc đọc thuộc lòng trong trường hợp cần thiết, giống như là học sinh nữ hoặc giáo viên nữ?

Đáp 17: Không có vấn đề gì đối với phụ nữ có kinh nguyệt hoặc ra máu hậu sản  phải đọc Kinh Qur’an trong lúc cần thiết, giống như giáo viên nữ dạy môn Qur’an dù đọc vào ban đêm hay ban ngày.

Còn nếu muốn đọc để được ân phước thì tốt nhất không nên đọc, bởi theo đa số học giả nhận thấy rằng phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt là không được phép đọc Kinh Qur’an.

Hỏi 18: Có bắt buộc phụ nữ có kinh nguyệt phải thay quần áo khác sau khi đã sạch kỳ kinh trong khi cô ta biết rằng quần áo đang mặc không hề dính máu kinh cũng như không dính chất ô uế?

Đáp 18: Không bắt buộc cô ta phải thay quần áo khác, bởi máu kinh nguyệt không làm dơ bẩn cơ thể mà nó chỉ làm dơ bẩn những gì bị nó bám vào, vì vậy mà trước kia Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã ra lệnh các phụ nữ tẩy rửa số máu kinh dính trên quần áo, rồi tiếp tục mặc hành lễ Salah.

Hỏi 19: Một phụ nữ không nhịn chay bảy ngày trong tháng Ramadan do ra máu hậu sản, chưa kịp nhịn bù thì tháng Ramadan năm sau lại đến thì cô ta lại nợ thêm bảy ngày nữa (tức mười bốn ngày) với lý do cho con nhỏ bú và bị bệnh nên vẫn chưa nhịn bù được. Đến nay tháng Ramadan năm thứ ba đến rất gần, vậy cô ta phải làm sao, mong cho cô ta lời khuyên?

Đáp 19: Trường hợp cô gái được kể trong câu là do bệnh không có khả năng nhịn chay bù, thì cô ta được phép trì hoãn việc nhịn bù đến khi có khả năng cho dù phải trể qua Ramadan năm sau, bởi cô ta có lý do chính đáng. Còn nếu không có lý do gì cả mà là do lơ đễnh, không quan tâm thì đối với cô ta không được phép trì hoãn đến tháng Ramadan năm sau, bởi bà ‘Ã-ishah - cầu xin Allah hài lòng về bà - đã nói: {Tôi thường thiếu nợ nhịn chay và không thể nhịn được mà phải trì hoãn đến Sha’ban (tháng 8).}

Đến đây, phụ nữ cần phải tự xem xét lại bản thân mình, nếu không có lý do chính đáng thì cô ta đã phạm tội, cô cần phải sám hối với Allah và tranh thủ với khả năng có thể để nhịn bù tháng Ramadan đã qua, còn nếu có lý do chính đáng thì sẽ không có tội trong việc trì hoãn đến một hoặc hai năm.

Hỏi 20: Có một số phụ nữ đã vào tháng Ramadan năm sau mà vẫn chưa nhịn bù lại những ngày thiếu của tháng Ramadan năm trước, đối với những người này cần phải làm gì?

Đáp 20: Bắt buộc những người phụ nữ này phải sám hối với Allah về hành động đã làm, bởi không được phép trì hoãn việc nhịn chay bù cho đến tháng Ramadan năm sau nếu không có lý do chính đáng, vì bà ‘Ã-ishah - cầu xin Allah hài lòng về bà - đã nói: {Tôi bị thiếu nợ sự nhịn chay nhưng không thể nhịn được mà phải trì hoãn đến Sha’ban (tháng 8).}

Qua Hadith chứng tỏ không được phép trì hoãn việc nhịn bù đến sau Ramadan năm sau, nên những phụ nữ đó cần phải sám hối với Allah với hành động đã làm, đồng thời phải nhịn bù những ngày đã thiếu sau tháng Ramadan năm sau.

Hỏi 21: Thí dụ, nếu một người phụ nữ có kinh nguyệt lúc một giờ trưa và cô ta chưa hành lễ Salah Zhuhr, vậy sau khi sạch kinh có cần phải hành lễ Salah Zhuhr bù lại không?

Đáp 21: Trong vấn đề này giữa giới học giả có nhiều quan điểm trái chiều, có học giả bảo rằng: Không bắt buộc hành lễ Salah bù lại, bởi cô ta không làm gì sai phạm cả, vì lễ Salah Zhuhr được phép trì hoãn đến cuối giờ. Còn số khác lại nói: Bắt buộc phải hành lễ Salah Zhuhr bù lại sau khi sạch kinh, bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã nói: {Ai kịp hành lễ một Rak’at của Salah thì họ đã hành lễ trong thời gian của nó.}

Tuy nhiên, theo cách an toàn nhất là nên hành lễ Salah bù lại bởi chỉ có một buổi lễ Salah sẽ không gây khó khăn hay trở ngại gì.

Hỏi 22: Khi phụ nữ mang thai thấy máu trước khi sanh một hoặc hai ngày thì cô ta có được phép bỏ nhịn chay và bỏ hành lễ Salah hay phải làm sao?

Đáp 22: Khi phụ nữ mang thai thấy máu trước khi sanh một hoặc hai ngày đồng thời cảm thấy đau bụng sanh thì đó làm máu hậu sản, lúc này phải ngừng nhịn chay và ngừng hành lễ Salah, còn nếu chỉ thấy ra máu không có đau bụng thì đó chỉ làm máu hư không ảnh hưởng gì đến việc nhịn chay cũng như hành lễ Salah.

Hỏi 23: Theo ý của Sheikh thấy sao việc uống thuốc ngăn chặn kỳ kinh để được nhịn chay trọn tháng với mọi người?

Đáp 23: Tôi khuyến cáo các cô về việc này, bởi trong thuốc có tác dụng phụ rất độc hại, thông tin này tôi biết được chính xác từ các bác sĩ chuyên môn. Tôi khuyên các cô rằng: Chu kỳ kinh là định mệnh mà Allah đã qui định cho nữ giới trong con gái của Adam, hãy hài lòng và thỏa mãn về tiền định mà Allah – Đấng Toàn Năng và Hiển Vinh – đã định đoạt, các cô hãy nhịn chay trong những ngày sạch kinh và khi đến chu kỳ kinh nguyệt thì hãy tạm hoãn và hài lòng về tiền định.

Hỏi 24: Có một phụ nữ sau khi sạch máu hậu sản được hai tháng và cũng vừa hết chu kỳ kinh nguyệt thì lại thấy vài giọt máu, vậy thì cô ta có được phép bỏ nhịn chay và bỏ hành lễ Salah hay phải làm sao?

Đáp 24: Vấn đề của phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt và máu hậu sản bao la như đại dương mà không biết đâu là bến bờ, trong những lý do làm máu huyết phụ nữ thay đổi là do tác dụng phụ của thuốc ngừa thai và thuốc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt trong khi những thế hệ trước không biết đến nhiều vấn đề như vậy, Nói đúng hơn, vấn đề kinh nguyệt là đã có từ khi bắt gặp phụ nữ trên trái đất này và ngay cả trong thời đại của Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – cũng không ngoại lệ, nhưng làm cho vấn đề trở nên thêm trầm trọng hơn, nguy kịch hơn là do chính bàn tay con người muốn chỉnh sửa. Về chu kỳ kinh nguyệt có một qui tắc chung như sau: Một khi phụ nữ đã chắc chắn rằng mình đã hoàn toàn sạch chu kỳ kinh và máu hậu sản – tức đã nhìn thấy được chất nhờn màu trắng mà phụ nữ nào cũng biết – sau khi đã sạch kinh lại bắt gặp nước màu đục hoặc màu vàng hoặc giọt máu hoặc mồ hôi thì đó không phải là kinh nguyệt, tức bắt buộc phải hành lễ Salah và nhịn chay và vợ chồng được phép giao hợp, bởi đó không phải là kinh nguyệt, bà Ummu ‘Atiyah đã nói: {Trước kia, chúng tôi không hề xem những loại nước màu vàng và màu đục là gì cả.} Al-Bukhari ghi, cũng Hadith này nhưng Dawood bổ sung thêm: {sau khi chúng tôi đã hoàn toàn sạch chu kỳ kinh.} Đường truyền của Hadith là Sahih (chính xác). Dựa trên điều này chúng tôi kết luận rằng: Tất cả mọi chất lỏng xuất ra sau khi đã chắc chắn sạch kinh thì không được xem là gì cả, không ngăn cấm cô ta hành lễ Salah, nhịn chay hoặc vợ chồng giao hợp. Nhưng đừng vội vàng trong vấn đề cho đến khi chắc chắn rằng đã hoàn toàn sạch kinh, bởi có một số cô gái khi thấy máu vừa ngưng ra thì vội vàng tắm gội trong khi chưa thấy được dấu hiệu của sự sạch kinh, như trường hợp trong thời của bà ‘Ã-ishah các bà vợ của Sahabah khác sai người mang miếng băng dính máu kinh đến hỏi bà ‘Ã-ishah  -cầu xin Allah hài lòng về bà - về việc sạch kinh chu kỳ thì được bà đáp: {Các cô đừng có quá khẩn trương, hãy đợi đến khi nào các cô nhìn thấy được nước nhờn màu trắng (khi đó mới hoàn toàn sạch kinh).}

Hỏi 25: Có một số phụ nữ thường xuyên ra máu và đôi khi bị gián đoạn một hoặc hai ngày rồi máu lại tiếp tục ra, theo giáo luật như trường hợp này có ảnh hưởng gì đối với việc nhịn chay, hành lễ Salah và các việc hành đạo khác?

Đáp 25: Theo đa số học giả biết rằng: Khi phụ nữ hết chu kỳ kinh, máu ngừng ra là phải tắm gội, hành lễ Salah và nhịn chay, đến hai hoặc ba ngày sau đó lại thấy máu tiếp thì máu đó không phải là máu kinh nguyệt, bởi họ khẳng định rằng khoảng cách giữa hai lần chu kỳ ít nhất phải là mười ba ngày.

Một số học giả khác thì lại nói: Khi nào thấy được máu thì đó là chu kỳ kinh và khi nào hết ra máu thì đã trở nên sạch sẽ, cho dù khoảng cách giữa hai lần chu kỳ có ít hơn mười ba ngày.

Hỏi 26: Điều nào tốt hơn cho phụ nữ: Việc phụ nữ hành lễ Salah Taraweh vào ban đêm của tháng Ramadan ở nhà tốt hay ở Masjid, đặc biệt là ở các Masjid có nói thuyết giảng về giáo luật Islam và xin Sheikh lời khuyên dành cho các bà thường xuyên hành lễ Salah ở Masjid?

Đáp 26: Tất nhiên là hành lễ Salah ở nhà là tốt nhất bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã nói: {Và (hành lễ) trong ngôi nhà của các cô tốt nhất cho các cô.} bởi việc các bà rời khỏi nhà thường không tránh khỏi hiểm hoạ rình rập, thế nên ở nhà hành lễ Salah là tốt hơn việc đến các Masjid hành lễ, còn vấn đề muốn nghe thuyết giảng có thể nghe lại qua băng hoặc đĩa ghi âm.

Và lời khuyên của tôi dành cho các bà thường hay đến hành lễ tại các Masjid: Phải ăn mặc thật kín đáo, không phô trương sắc đẹp cũng như không sử dụng dầu thơm, nước hoa và các chất tỏa hương thơm gây sự chú ý.

Hỏi 27: Giáo luật ra sao về việc một bà nội trợ đang nhịn chay và nếm thức ăn vào ban ngày Ramadan?

Đáp 27: Theo giáo luật: Không có vấn đề gì cả, trong lúc cần thiết nhưng phải nhả bỏ hết tất cả những gì nếm thử đó.

Hỏi 28: Có một phụ nữ ở tháng đầu của sự mang thai thì bị tai nạn sẩy thai và sau đó bị chảy máu, vậy cô ta có được phép bỏ nhịn chay hay phải tiếp tục nhịn chay và nếu cô ta bỏ nhịn chay thì có phạm tội gì không?

Đáp 28: Chúng tôi xin nói: Phụ nữ mang thai không có kinh nguyệt, như Imam Ahmad nói: {Thông thường việc phân biệt phụ nữ có thai hay không là dựa vào việc mất kinh.} Theo các học giả nói rằng: Kinh nguyệt là một loại lương thực mà Allah – Hồng Phúc và Tối Cao – đã tạo hóa ra để làm thức ăn cho thai nhi trong bụng mẹ, một khi có thai thì chu kỳ kinh cũng tạm dừng,

nhưng cũng ngoại lệ, có một vài phụ nữ vẫn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường giống như trước mang thai nhưng hoàn toàn vô hại đến bào thai, trường hợp này bắt buộc cô ta phải làm theo giáo luật kinh nguyệt tức cấm hành lễ, nhịn chay và quan hệ vợ chồng....

Như được biết phụ nữ mang thai bị ra máu là có hai trường hợp:

Một loại bị xem là chu kỳ kinh nguyệt bởi nó xảy ra giống như trước khi mang thai tức bào thai không ảnh hưởng gì với loại máu bị xuất ra này.

Loại thứ hai: Là ra máu bất ngờ do tai nạn hoặc khuân vác đồ nặng hoặc bị vật gì rớt lên bụng v.v... với loại máu này không phải là máu kinh nguyệt mà nó chỉ được xem như là nước mồ hôi mà thôi, hoàn toàn không ngăn cấm việc hành lễ Salah, sự nhịn chay và cô ta được xem là người sạch sẽ.

Nhưng nếu sau tai nạn làm cho sẩy thai thì theo các học giả có hai trường hợp:  - Thứ nhất: Thai nhi đã thành người thì loại máu ra đó chính là máu hậu sản, buộc cô ta phải tạm ngưng hành lễ Salah, nhịn chay và quan vệ vợ chồng cho đến khi trở lại sạch sẽ.

- Thứ hai: Thai nhi chưa thành người thì loại máu ra đó không được xem là máu hậu sản mà chỉ là máu hư, buộc cô ta phải hành lễ Salah, nhịn chay và vợ chồng được phép quan hệ.

Các học giả nói rằng: Thời gian ít nhất để cho bào thai thành hình người là tám mươi mốt ngày, bởi sự phát triển trong bào thai đã được Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – báo trước qua Hadith sau: Ông ‘Abdullah bin Mas’ud - cầu xin Allah hài lòng về ông - kể: Thiên Sứ – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – kể cho chúng tôi nghe và Người là người nói đúng nhất, chính xác nhất: {Quả thật, sự phát triển của mỗi người các ngươi được hình thành trong bụng mẹ ở bốn mươi ngày đầu (từ thụ thai) là một hợp tử (giữa tinh trùng và trứng), rồi bốn mươi ngày tiếp trở thành hòn máu đặc, rồi bốn mươi ngày tiếp trở thành phôi thai (tức đã thành người), sau đó, Allah gởi Thiên Thần đến thổi linh hồn vào cho bào thai đó và ghi chép tiền định cho bào thai qua bốn điều: Bổng lộc, tuổi thọ, việc làm, và bất hạnh hay hạnh phúc...} Qua Hadith bào thai không thể nào thành hình người trước (tám mươi mốt ngày) được, và một số học giả lại nói: Theo đa số thì bào thai không thể thành hình người trước chín mươi ngày.

Hỏi 29: Vào một năm trước tôi bị sẩy thai khi bào thai được ba tháng, lúc đó tôi bỏ hành lễ Salah (vì tôi nghĩ máu ra là máu hậu sản) cho đến khi trở lại sạch sẽ, sau đó có người nói với tôi rằng: Ngươi phải hành lễ Salah bù lại, vậy thì tôi phải làm sao và hiện tại tôi không nhớ rõ số ngày mình đã bỏ hành lễ Salah?

Đáp 29: Theo nhận định chung của các học giả: Nếu bị sẩy thai ở tháng thứ ba của bào thai thì cô không phải hành lễ Salah, bởi bào thai khi đó của cô đã thành người rồi, và số máu ra sau đó chính là máu hậu sản, nên buộc cô phải ngừng hành lễ Salah.

Số học giả khác nói rằng: Có thể bào thai sẽ thành người ngay ở ngày thứ tám mươi mốt tức là chưa đầy ba tháng.Đến đây, nếu cô khẳng định rằng lúc cô sẩy thai là bào thai được ba tháng thì lượng máu đó là máu bệnh, không phải bỏ hành lễ Salah vì nó.

Trả lời cho chủ câu hỏi này: Nếu cô đã khẳng định lúc sẩy thai là ít hơn tám mươi ngày thì cô phải hành lễ Salah bù lại, nếu như cô không nhớ chắc chắn số ngày đã bỏ hành lễ là bao nhiêu? Thì cô tự ước lượng số lễ nguyện Salah đã bỏ qua và dựa theo đó mà bù lại cho đủ.

Hỏi 30: Có một phụ nữ hỏi rằng: Từ khi đến tuổi bắt buộc phải nhịn chay là tôi luôn nhịn chay vào tháng Ramadan hằng năm nhưng lại không nhịn bù lại số ngày đã bỏ trong chu kỳ kinh hằng tháng bởi tôi không biết về việc nhịn bù đó bắt buộc, bây giờ tôi cần lời hướng dẫn cần phải làm gì và ra sao?

Đáp 30: Quả là một chuyện đau lòng đã xảy ra cho các phụ nữ có đức tin, bởi cô ta đã không nhịn bù số ngày cô ta đã thiếu là do kiến thức Islam nông cạn hoặc là do lười biếng lơ là, cả hai đều là họa. Để giải cứu hai tai họa bởi việc kém kiến thức Islam cần phải trao dồi kiến thức và học hỏi giáo luật, đối với cách chữa trị họa lười biếng lơ là thì hãy kính sợ Allah – Toàn Năng và Hiển Vinh – phải biết rằng Ngài luôn quan sát mọi hành động của con người, phải biết rằng hình phạt dành cho kẻ bất tuân là rất đau đớn, rất khủng khiếp, và tranh thủ với khả năng có thể để làm hài lòng Ngài.

Đối với người phụ nữ này phải sám hối với Allah về những gì đã phạm và cầu xin Ngài tha thứ, đồng thời nhịn chay bù lại tất cả số ngày mà cô ta nhớ chắc chắn mình đã thiếu thì sẽ được thoát tội và chúng tôi hy vọng rằng Allah sẽ chấp nhận sự sám hối chân thành đó của cô ta.

Hỏi 31: Giáo luật ra sao việc phụ nữ bắt đầu chu kỳ sau khi giờ hành lễ Salah đã bắt đầu, cô ta có cần phải hành lễ bù sau khi sạch kinh không và tương tự khi cô ta sạch kinh trước khi giờ của lễ Salah kết thúc?

Đáp 31: Thứ nhất: Khi phụ nữ bắt đầu chu kỳ sau khi giờ Salah đã bắt đầu, bắt buộc cô ta phải hành lễ bù lại lễ Salah đó sau khi đã sạch kinh nếu như chưa hành lễ Salah đó trước khi hành kinh, bởi Thiên Sứ – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã nói: {Ai kịp hành lễ một Rak’at của Salah thì họ đã hành lễ trong thời gian của nó}, nếu một người phụ nữ bắt kịp thời gian  hành lễ Salah đủ cho một Rak’at thì chu kỳ kinh đến trước khi cô ta hành lễ Salah, lúc này bắt buộc cô ta phải hành lễ bù lại lễ Salah đó sau khi đã sạch kinh. Thứ hai: Nếu phụ nữ sạch kinh trước giờ Salah kết thúc, bắt buộc cô ta phải hành lễ Salah đó, cho dù sạch kinh trước khi mặt trời mọc với thời gian có thể hành lễ được một Rak’at, bắt buộc phải hành lễ Salah Fajr; nếu sạch kinh trước mặt trời lặn với thời gian có thể hành lễ một Rak’at, bắt buộc phải hành lễ Salah ‘Asr; nếu sạch kinh trước nữa đêm với thời gian có thể hành lễ được một Rak’at bắt buộc phải hành lễ Salah ‘Isha; nếu sạch kinh sau nửa đêm, không bắt buộc phải hành lễ Salah ‘Isha mà chỉ bắt buộc hành lễ Salah Fajr khi đến giờ, Allah Tối Cao phán bảo:

﴿فَإِذَا قَضَيۡتُمُ ٱلصَّلَوٰةَ فَٱذۡكُرُواْ ٱللَّهَ قِيَٰمٗا وَقُعُودٗا وَعَلَىٰ جُنُوبِكُمۡۚ فَإِذَا ٱطۡمَأۡنَنتُمۡ فَأَقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَۚ إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا١٠٣﴾ [النساء: 103]

{Sau khi các ngươi được bình an (không còn sợ hãi nữa) thì các ngươi hãy thực hiện lễ nguyện Salah (cho thật chu đáo). Quả thật, lễ nguyện Salah đã được ban hành cho những người có đức tin vào giờ giấc ấn định.} (chương 4 - An-Nisa: 103). Nghĩa là: Sự ban hành lễ Salah đều có thời gian qui định. Cho nên người Muslim không được phép cố ý trì hoãn việc hành lễ Salah cho đến hết giờ lại càng không được hành lễ trước giờ giấc đã qui định.

Hỏi 32: Tôi đang hành lễ Salah thì chu kỳ kinh nguyệt đến, vậy tôi phải làm sao, tôi có phải hành lễ bù lại lễ Salah đó trong thời gian đã có kinh nguyệt không?

Đáp 32: Nếu chu kỳ kinh diễn ra sau khi giờ Salah bắt đầu, thí dụ, giờ Salah Zhuhr là 12 giờ 2 phút và đến 12 giờ 32 phút thì chu kỳ diễn ra, bắt buộc cô ta phải hành lễ Salah bù lại sau khi sạch kinh, bởi Allah Tối Cao đã phán:

﴿ إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا١٠٣﴾ [النساء: 103]

{Quả thật, lễ nguyện Salah đã được ban hành cho những người có đức tin vào giờ giấc ấn định.} (chương 4 - An-Nisa: 103). Không bắt buộc phụ nữ bù lại các lễ nguyện Salah trong thời gian có kinh nguyệt, bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã nói trong một Hadith dài: {Chẳng phải phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt là bị cấm hành lễ Salah và nhịn chay hay sao!}, tất cả học giả đồng thống nhất rằng: Trong suốt thời gian chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ không cần phải hành lễ Salah bù, nhưng nếu sạch kinh trước khi kết thúc lễ Salah với khoảng thời gian hành lễ được một Rak’at hoặc nhiều hơn thì bắt buộc cô ta phải hành lễ Salah đó, bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã nói: {Ai kịp hành lễ một Rak’at của Salah ‘Asr trước khi mặt trời lặn thì người đó đã hành lễ Salah ‘Asr trong thời gian của nó.} Cho nên, nếu sạch kinh vào thời gian 'Asr hoặc trước khi mặt trời mọc và thời gian của trước mặt trời lặn hoặc trước mặt trời mọc có thể hành lễ được một Rak’at thì bắt buộc cô ta phải hành lễ Salah ‘Asr ở trường hợp thứ nhất và hành lễ Salah Fajr ở trường hợp thứ hai.

Hỏi 33: Mẹ tôi nay đã sáu mươi lăm tuổi, bà đã 19 năm không có con. Tuy nhiên, khoảng ba năm gần đây thì bà thấy ra máu trở lại, bà nghĩ đó là máu bệnh nên không hỏi trong suốt quảng thời gian đó, đến nay tháng Ramadan gần đến, mẹ tôi cần phải làm sao? Mong Sheikh cho mẹ tôi một lời khuyên, tôi thành thật biết ơn.

Đáp 33: Đối với trường hợp phụ nữ như thế này, theo giáo luật cô ta phải bỏ hành lễ Salah, nhịn chay dựa theo chu kỳ trước mãn kinh, thí dụ: Chu kỳ kinh nguyệt trước kia của cô ta là ở đầu tháng kéo dài sáu ngày thì ở ngay ngày mồng một của mỗi tháng bà ngừng hành lễ Salah và nhịn chay cho đến sáu ngày sau đó, rồi tắm gội và hành lễ Salah, nhịn chay trở lại.

Cách hành lễ Salah dành cho cô ta và những phụ nữ nào có trường hợp tương tự như sau: Khi giờ Salah bắt đầu và muốn hành lễ thì cần phải rửa sạch phần kín, rồi lót băng kỹ lưỡng, rồi lấy nước Wudu, rồi hành lễ ngay sau đó (cho dù máu có ra), nếu muốn hành lễ Salah Sunnah trong những giờ khác như: Witir, Tahajjud... cũng phải làm tương tự như Salah bắt buộc.

Trong trường hợp này - để giảm sự khó khăn cho cô ta – cho phép cô ta gom hai lễ Salah lại hành lễ cùng lúc, như gom Salah Zhuhr cùng với ‘Asr , và gom Salah Maghrib cùng với ‘Isha. Nghĩa là một lần hành lễ cho 2 lễ Salah: Salah Zhuhr và ‘Asr. Và một lần hành lễ cho 2 lễ Salah: Salah Maghrib và ‘Isha. Một lần hành lễ Salah Fajr. Thay vì trước đây cô ta phải hành lễ ngày 5 lần thì nay còn 3 lần. Tôi xin lặp lại lần hai: Mỗi khi muốn lấy Wudu là cần phải vệ sinh vùng kính, lót băng hoặc những thứ tương tự, rồi mới lấy Wudu, rồi hành lễ Salah Zhuhr 4 Rak’at, ‘Asr 4 Rak’at, Maghrib 3 Rak’at, ‘Isha 4 Rak’at, Fajr 2 Rak’at, tất nhiên là không được phép rút ngắn như một số người lầm tưởng. Tuy nhiên được phép gộp chung 2 Salah Zhuhr và ‘Asr mà hành lễ cùng lúc; gộp Maghrib và ‘Isha hành lễ cùng lúc; và được phép hành lễ sớm hoặc trể, khi hành lễ ‘Asr trong giờ Zhuhr và ‘Isha trong giờ Maghrib gọi là hành lễ gộp sớm. Còn nếu hành lễ Zhuhr trong giờ ‘Asr và Maghrib trong giờ ‘Isha gọi là hành lễ gộp trể. Sau đó được phép hành lễ Sunnah nếu muốn.

Hỏi 34: Giáo luật ra sao việc phụ nữ đang có kinh nguyệt ở trong Masjid Haram (hoặc các Masjid khác) để nghe giảng Hadith hoặc bài thuyết giáo Islam?

Đáp 34: Phụ nữ đang kinh kỳ không được phép ở trong Masjid Haram hoặc các Masjid nào khác, nhưng cô ta được phép đi ngang do không còn đường nào khác để đi hoặc vào Masjid để lấy đồ dùng cần thiết .v.v... bởi trước kia Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã ra lệnh cho vợ là bà ‘Ã-ishah lấy tấm thảm trải hành lễ Salah, thì bà đáp: Quả thật, tấm thảm đó nằm ở trong Masjid, và hiện tại em đang kinh nguyệt. Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – lại đáp: {Nhưng kinh kỳ không nằm trên tay của em.} Vậy nếu phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt an tâm rằng máu sẽ không xuất ra rơi xuống làm dơ Masjid khi đi ngang hoặc đi vào lấy vật dùng thì cô ta được phép.

Nếu như đi vào Masjid để ngồi là không được phép,

bằng chứng cho điều đó là trước kia Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã ra lệnh cho toàn thể phụ nữ dù là người tự do hay nô lệ hay người đang có chu kỳ đều phải ra sân tham dự lễ Salah hai ngày ‘Eid, riêng phụ nữ trong chu kỳ kinh thì phải ngồi ở ngoài nơi hành lễ Salah. Trong Hadith Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – không cho phép ngồi trong khuôn viên hành lễ thì tất nhiên ngồi trong Masjid là điều càng không được phép, ngay cả với định tâm nghe thuyết giáo Islam.

*


 Giáo Luật Tẩy Rửa Trong Salah

Hỏi 35: Chất lỏng chảy ra từ phụ nữ có lúc màu trắng và có lúc màu vàng, chất lỏng này có lúc chảy ra rất thường xuyên và có lúc lại gián đoạn, cho hỏi chất đó dơ hay sạch, cô ta có cần phải lấy nước Wudu lại không, có một số cô giáo cho rằng đây chẳng qua là sự ẩm ướt tự nhiên của phụ nữ, không cần lấy nước Wudu lại?

Đáp 35: Qua sự tìm hiểu và nghiên cứu của tôi loại chất lỏng xuất ra từ phụ nữ, nếu không phải chảy ra từ bọng đái (tức không phải là nước tiểu) thì chắc chắn sẽ xuất ra từ tử cung thì chất lỏng đó sạch, và chất lỏng đó làm hư nước Wudu mặt dù là chất lỏng đó là sạch, bởi không yêu cầu điều làm hư nước Wudu là chất dơ giống như sự xì hơi từ hậu môn, nó đâu có hình dạng vậy mà vẫn làm hư nước Wudu.

Vậy, khi chất lỏng đó xuất ra trong lúc cô ta đang trên nước Wudu thì làm nước Wudu cô ta bị hư, bắt buộc phải lấy nước Wudu lại.

Trường hợp chất lỏng đó cứ chảy ra liên tục thì sẽ không làm hư nước Wudu, nhưng phải lấy nước Wudu và lót băng cho kỹ càng mỗi khi đã bước vào giờ Salah và hành lễ ngay, sau một lần lấy nước được phép hành lễ Salah bắt buộc, Sunnah, đọc Kinh Qur’an .v.v... Hiện tượng này các học giả gọi là chứng tiểu són liên tục. Chất lỏng xét về mặt giáo luật được xem là sạch, và xét về mặt hư Wudu thì nó làm hư Wudu. Ngoại trừ, chất lỏng này xuất ra liên tục thì không làm hư Wudu nữa trong lúc này, nhưng người phụ nữ này cần phải lấy Wudu mới mỗi lần đến giờ Salah và lót băng kỹ càng.

Nếu như chất lỏng chỉ chảy một thời gian ngắn rồi dừng thì cô ta phải chờ đến chất lỏng đó dừng chảy hẳn rồi hành lễ nếu không sợ hết giờ của buổi lễ, còn sợ đợi đến dừng chảy thì sẽ hết giờ buổi lễ thì lấy nước Wudu và lót băng kỹ lưỡng rồi hành lễ ngay sau đó.

Không phân biệt là chất lỏng xuất ra ít hay nhiều, chung qui đều xuất ra từ một đường duy nhất nên không xem xét nhiều hay ít, tất cả đều làm hư nước Wudu. Trái ngược với các loại chất lỏng khác chảy ra từ những bộ phận khác của cơ thể thì không ảnh hưởng gì đến nước Wudu như ra máu và nôn mửa... dù ít hoặc nhiều, đều không làm hư Wudu.

Còn ý kiến của một số phụ nữ cho rằng chất lỏng đó không làm hư nước Wudu thì không một học giả nào nói cả ngoại trừ ông Ibnu Hazm - cầu xin Allah thương xót ông - nói: {Chất lỏng này không làm hư nước Wudu} nhưng ông lại không đưa ra được bằng chứng nào cho lời nói của mình, chỉ cần ông đưa ra một bằng chứng duy nhất từ Kinh Qur’an hoặc Sunnah hoặc ý kiến của Sahabah (bằng hữu của Nabi) thì câu nói của ông thiết phục vô cùng.

Đối với phụ nữ phải kính sợ Allah thật nhiều, cần thận trọng hơn nữa vấn đề sạch sẽ, bởi lễ nguyện Salah sẽ không được Allah chấp nhận nếu người hành lễ không có nước Wudu hoàn chỉnh cho dù có hành lễ một trăm lần, có một số học giả cho rằng việc hành lễ Salah mà không có nước Wudu là vô đức tin, bởi đó là hành động chế nhạo, giễu cợt với Allah Vinh Quang & Tối Cao.

Hỏi 36: Nếu phụ nữ bị ra chất lỏng liên tục và xuyên suốt, sau khi lấy nước Wudu để hành lễ Salah bắt buộc, cô ta có được phép hành lễ Salah Sunnah và đọc Kinh Qur’an cho đến giờ hành lễ Salah khác không?

Đáp 36: Sau khi đã lấy nước Wudu ở ngay đầu giờ của buổi lễ thì cô ta được phép hành lễ Salah bắt buộc, Sunnah, đọc Kinh Qur’an cho đến giờ hành lễ Salah kế tiếp.

Hỏi 37: Phụ nữ như trường hợp (câu 36) có được phép hành lễ Salah Dhuha bằng nước Wudu của Salah Fajr không?

Đáp 37: Không được phép, bởi Salah Dhuha là lễ Salah đã được qui định giờ giấc rõ ràng, bắt buộc cô ta phải lấy nước Wudu lại sau khi đã vào giờ của buổi lễ nếu muốn hành lễ, bởi cô ta giống như phụ nữ bị rong kinh, trước kia Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã ra lệnh cho phụ nữ bị rong kinh khi đến giờ hành lễ mới lấy nước Wudu.

Giờ Zhuhr: Từ lúc mặt trời nghiêng bóng cho tới lúc bóng của mỗi vật đều bằng chính nó (Salah 'Asr).

Giờ ‘Asr: Từ lúc bóng của mỗi vật đã bằng chính nó cho tới khi ánh nắng mặt trời đã ngã vàng, có thể đình trệ đến lúc mặt trời lặn trong trường hợp bất đắc dĩ.

Giờ Maghrib: Từ lúc mặt trời lặn cho tới chân trời có màu đỏ.

Giờ ‘Isha: Từ lúc chân trời hết màu đỏ cho tới nữa đêm.

Hỏi 38: Phụ nữ như trường hợp (câu 36) có được phép hành lễ Salah Qiyam sau khi đã qua nửa đêm bằng nước Wudu của Salah ‘Isha không?

Đáp 38: Không, bắt buộc phải lấy Wudu mới khi đã qua hơn nửa đêm. Có quan điểm khác bảo không bắt buộc phải lấy nước Wudu lại, ý kiến này hợp lệ và chính xác hơn.

Hỏi 39: Khi nào giờ Salah ‘Isha mới kết thúc và bằng cách nào để nhận biết?

Đáp 39: Giờ Salah ‘Isha kết thúc vào lúc nửa đêm và cách tính nửa đêm bằng cách: tính từ giờ của Salah Maghrib đến giờ Salah Fajr của ngày hôm sau, cộng lại và chia làm hai đáp số có được chính là giờ của nửa đêm, kết thúc một nửa đầu là kết thúc giờ Salah 'Isha, một nửa còn lại là tấm chắn giữa 'Isha với Fajr (thí dụ: giờ Salah Maghrib là 6 giờ chiều và giờ Fajr ngày hôm sau là 4 giờ sáng chẳng hạn, thì từ 6 giờ chiều đến 4 giờ sáng là 10 tiếng, chia làm đôi là 5 tiếng, lấy 5 (từ kết quả) cộng với 6 giờ chiều bằng 11 tức nửa đêm là 11 giờ khuya.)

Hỏi 40: Phụ nữ bị xuất chất lỏng gián đoạn, khi chất lỏng ngưng ra liền lấy nước Wudu nhưng chưa kịp hành lễ Salah thì lại ra tiếp, vậy cô ta phải làm sao?

Đáp 40: Khi chất lỏng chảy ra bị gián đoạn, nếu biết rõ thời khắc chất lỏng đó ra thì phải chờ đến khi dừng chảy mới được hành lễ, còn như không biết rõ khi nào ra và khi nào dừng thì lấy nước Wudu và hành lễ ngay sau khi đã vào giờ hành lễ.

Hỏi 41: Nếu chất lỏng đó dính lên người hoặc quần áo thì phải làm sao?

Đáp 41: Nếu chất lỏng đó thuộc loại sạch thì không phải làm gì cả và nếu chất lỏng đó thuộc loại dơ tức chất lỏng xuất ra từ bàng quang thì phải rửa nơi bị dính và giặt quần áo bị dính.

Hỏi 42: Với loại chất lỏng đó ra chỉ cần lấy nước Wudu như thông thường hay cần phải rửa thêm bộ phận nào nữa không?

Đáp 42: Nếu chất lỏng ra từ tử cung là sạch chỉ cần lấy nước Wudu theo thông thường là đủ, còn nếu từ bàng quang thì phải rửa những nơi bị dính như cơ thể và quần áo.

Hỏi 43: L‎ý do gì cho ﷺ‬ằng chất lỏng đó làm hư nước Wudu trong khi không Hadith chứng minh cả, bên cạnh đó các nữ Sahabah rất chú trọng đến việc trao dồi kiến thức Islam để họ hành đạo tốt hơn?

Đáp 43: Bởi chất lỏng đó không phải phụ nữ nào cũng bị.

Hỏi 44: Có phụ nữ không biết rằng giáo luật Islam buộc phải lấy nước Wudu, vậy cô ta phải làm sao?

Đáp 44: Cô ta phải thật thành tâm sám hối với Allah Toàn Năng & Hiển Vinh và đi tìm người hiểu biết về giáo luật Islam để học hỏi.

Hỏi 45: Có người cho rằng chính Sheikh là người từng nói chất lỏng đó không làm hư nước Wudu?

Đáp 45: Câu nói đó là không đúng sự thật, có lẽ người đó hiểu sai lầm rằng tôi nói chất lỏng đó thuộc dạng sạch rồi suy luận rằng chất sạch thì không làm hư nước Wudu.

Hỏi 46: Phụ nữ bị gặp chất lỏng có màu đục tiết ra trước kinh nguyệt hoặc ở cuối chu kỳ khoảng một hoặc hai ngày hoặc ít hơn, chất đó có dạng sợi mềm đen hoặc màu nâu hoặc có dạng tương tự, vậy theo giáo luật phải tính sao?

Đáp 46: Nếu chất đó thường tiết ra trước chu kỳ thì nó là kinh nguyệt, nhận biết bởi cơn đau bụng mà phụ nữ nào cũng biết.

Nếu chất có màu đục xuất ra nối liền với chu kỳ thì phải chờ cho đến hết hẳn chu kỳ, bởi chất màu đục đó cũng là kinh nguyệt, vì bà ‘Ã-ishah - cầu xin Alah hài lòng về bà - đã nói: {Các cô đừng khẩn trương, hãy đợi đến khi nào các cô nhìn thấy được nước nhờn màu trắng (khi đó mới hoàn toàn sạch sẽ).}

*

 Giáo Luật Kinh Nguyệt Trong Hành Hương Hajj và ‘Umrah

Hỏi 47: Phụ nữ trong kỳ kinh bằng cách nào để hành lễ hai Rak’at Ehrom (hành lễ trước khi bước vào ‘Umrah hoặc Hajj) và cô ta có được đọc thầm lời tán dương hoặc tụng niệm nào hay không?

Đáp 47: - Thứ nhất: Cần phải biết rằng trước khi bước vào định tâm ‘Umrah cũng như Hajj không có hành lễ Salah gì cả, bởi không hề được truyền lại từ Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – dù là lời hói hay hành động hay sự hài lòng nào chứng minh rằng phải hành lễ Salah trước khi bước vào Ehrom. - Thứ hai: Phụ nữ được phép định tâm Ehrom khi đang có chu kỳ, bởi trước kia Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã ra lệnh cho bà Asma bint 'Umais vợ của Abu bakr (cầu xin Allah hài lòng về hai người họ) định tâm trong lúc bà đang có máu hậu sản tại zdul Hulaifah (ranh giới định tâm làm Umroh và Hajj) và Người đã ra lệnh cho bà phải tắm gội sạch sẽ, lót băng bằng vải, sau đó hãy định tâm Ehrom. Theo đó cho thấy, phụ nữ trong kỳ kinh cũng làm tương tự, sau đó ở trên tình trạng Ehrom cho đến khi nào sạch kinh, rồi tắm gội sạch sẽ, rồi Tawaf quanh Ka’bah và Sa’i.

Riêng về ý của câu hỏi: là cô ta có được phép đọc Kinh Qur’an hay không?  Câu trả lời là được phép, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt được phép đọc Kinh Qur’an trong lúc cần thiết hoặc bất đắc dĩ, còn nếu chỉ muốn đọc để được gần Allah hơn, thì tốt nhất không nên đọc.

Hỏi 48: Phụ nữ ra đi làm Hajj, kể từ ngày ra đi thì chu kỳ kinh nguyệt cũng bắt đầu, đến năm ngày sau đó đến được Miqot (ranh giới định tâm), cô bắt đầu tắm gội và định tâm trong lúc chưa sạch kinh chu kỳ, khi đến Makkah cô chỉ ở Mina hai ngày ngoài khu vực Haram và không làm bất cứ nghi thức Hajj cũng như ‘Umrah và cô ta đã sạch kinh, sau khi tắm gội cô ta thực hành tất cả nghi thức ‘Umrah và đến khi đang Tawaf Ifadhoh thì máu lại ra, nhưng cô ta vẫn tiếp tục làm cho xong những nghi thức khác của Hajj, cho đến khi trở về quê nhà cô ta mới báo lại cho chồng biết sự việc, vậy theo giáo luật phải giải quyết thế nào?

Đáp 48: Theo giáo luật đối với máu ra lại trong lúc đang Tawaf Ifadhoh, có hai trường hợp: a) Nếu khẳng định được đó là máu chu kỳ, cảm nhận được do đau bụng kinh mà phụ nữ nào cũng biết, thì Tawaf Ifadhoh đó không hợp lệ, bắt buộc cô ta phải trở lại Makkah để Tawaf Ifadhoh lại, tức đến Miqot định tâm ‘Umrah, sau khi đến Makkah Tawaf, Sa’i ‘Umrah và hớt tóc, rồi quay trở lại Tawaf Ifadhoh.

b) Còn nếu khẳng định đó không phải là máu kinh nguyệt, máu ra do bởi chen lấn quá mạnh hoặc do sợ hãi hoặc lý do nào tương tự thì Tawaf Ifadhoh của cô ta đúng đối với trường phái nào không yêu cầu phải lấy nước Wudu khi Tawaf.

Bổ sung thêm ở trường hợp a: Nếu không có khả năng quay lại Makkah vì ở ngoài nước Saudi Arabi thì Hajj của cô ta hợp lệ bởi cô ta không thể nào làm thêm gì hơn được nữa.

Hỏi 49: Một phụ nữ ra đi làm ‘Umrah nhưng khi vừa đến Makkah thì chu kỳ kinh cũng bắt đầu và Mahrim(1) của cô lại muốn quay trở về nhà liền sau đó, và tại Makkah cô ta không có người thân nào khác, vậy cô ta phải làm sau?

Đáp 49: Có hai trường hợp: a) Nếu cô ta là công dân của vương quốc Saudi Arabia thì hãy quay về cùng anh ta nhưng vẫn ở trên tình trạng Ehrom cho đến khi sạch kinh kỳ rồi quay lại Makkah làm ‘Umrah bởi cô ta là dân trong nước đi lại rất dễ dàng, không mệt mỏi, không cần đến hộ chiếu và những thứ khác.

b) Nếu là người nước ngoài sẽ rất khó khăn cho việc quay lại Makkah lần nữa, lúc này cô cần phải rửa sạch sẽ và lót băng kỹ lưỡng rồi Tawaf, Sa’i và hớt tóc rồi kết thúc nghi thức ‘Umrah ngay trong chuyến đi đó, bởi việc Tawaf lúc này trở thành bất đắc dĩ, việc bất đắc dĩ sẽ cho phép làm những điều ngăn cấm.

Hỏi 50: Một phụ nữ Muslimah có kinh nguyệt trong những ngày làm Hajj, vậy Hajj đó của cô có đúng không?

Đáp 50: Với câu hỏi này không thể trả lời dứt khoát được bởi không biết rõ khi nào cô ta có kinh, bởi có một số nghi thức được phép làm trong lúc đang có kinh và có nghi thức như Tawaf quanh Ka’bah thì không được phép làm ngoại trừ đang sạch sẽ còn những nghi thức khác được phép làm trong lúc đang có kinh.

Hỏi 51: Năm ngoái, tôi đã đi làm Hajj và đã hoàn thành gần đầy đủ các nghi thức Hajj ngoại trừ Tawaf Ifadhoh và Tawaf Wida (từ biệt) vì lý do chu kỳ phụ nữ, nên tôi đã trở về quê nhà ở Madinah và tự nói rằng sẽ quay trở lại Makkah một ngày nào đó để Tawaf Ifadhoh và Tawaf Wida nhưng do kém kiến thức Islam nên tôi đã làm tất cả mọi điều bị cấm trong lúc chưa hoàn thành Hajj. Tôi đã hỏi về việc quay lại Makkah để Tawaf thì được đáp rằng: Nếu có Tawaf thì cũng không hợp lệ bởi cô đã tự hủy bỏ Hajj của mình, bắt buộc cô phải quay lại làm Hajj vào năm sau, chịu phạt một con bò hoặc lạc đà, vậy câu nói này có đúng không, có cách nào giải quyết tốt hơn không, Hajj của tôi có bị hư không, tôi cần phải làm Hajj lại không? Rất mong được sự giải đáp tận tình của Sheikh và tôi cần phải làm gì ngay lúc này? Cầu xin Allah ban hồng phúc cho Sheikh.

Đáp 51: Câu trả lời là hậu quả của lời phúc đáp không dựa theo kiến thức Islam. Lúc này cô chỉ cần quay lại Makkah mà Tawaf Ifadhoh là được. Còn Tawaf Wida thì không cần Tawaf bởi cô rời khỏi Makkah trong lúc đang có chu kỳ và phụ nữ đang trong chu kỳ thì được miễn Tawaf Wida, bởi có Hadith từ ông ‘Abdullah bin ‘Abbas - cầu xin Allah hài lòng về hai ông - kể rằng: {(Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam –) đã ra lệnh những người làm Hajj trước khi rời khỏi Makkah phải Tawaf Wida tại Ka’bah nhưng Người miễn cho phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.} Và có đường truyền khác được Abi Dawood ghi: {(Những người làm Hajj) phải làm nhiệm vụ cuối cùng tại Ngôi Đền Ka’bah là Tawaf.} và bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – được báo biết rằng bà Sofiyah đã Tawaf Ifadhoh xong thì Người bảo: {Vậy chúng ta khởi hành thôi.} qua Hadith việc Tawaf Wida được miễn đối với phụ nữ đang kinh kỳ. Còn Tawaf Ifadhoh bắt buộc cô ta phải thi hành. Đối với việc do không hiểu biết về giáo luật Hajj nên cô đã vi phạm giới cấm trong lúc chưa hoàn thành Hajj, thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến Hajj của cô cả bởi cô không biết là giới cấm, vì Allah Tối Cao đã phán:

﴿... رَبَّنَا لَا تُؤَاخِذۡنَآ إِن نَّسِينَآ أَوۡ أَخۡطَأۡنَاۚ ...﴾ [البقرة: 286]

{Lạy Thượng Đế của bầy tôi, xin Ngài đừng bắt tội bầy tôi nếu bầy tôi quên hay sai sót} (chương 2 - Al-Baqarah: 286), Allah Tối Cao đáp lại lời cầu xin này trong Hadith Kursi: {Chắc chắn TA đã tha thứ.} Allah phán ở chương khác:

﴿...لَيۡسَ عَلَيۡكُمۡ جُنَاحٞ فِيمَآ أَخۡطَأۡتُم بِهِۦ وَلَٰكِن مَّا تَعَمَّدَتۡ قُلُوبُكُمۡۚ ...﴾ [الأحزاب: 5]

{Các ngươi không có tội nếu các ngươi nhầm lẫn trong việc xưng hô này, (các ngươi chỉ bị bắt tội về) điều mà các ngươi có chủ đích trong lòng mà thôi.} (chương 33 - Al-Ahzab: 5). Tóm lại, tất cả mọi điều cấm những người làm Hajj trong suốt thời gian thi hành Hajj, nếu vi phạm do không biết về kiến thức Islam hoặc quên lãng hoặc bị ép buộc thì không bị gì cả, nhưng đến khi mất lý do thì bắt buộc phải ngưng ngay những điều cấm đó.

Hỏi 52: Nếu phụ nữ bắt đầu ra máu hậu sản ngay ngày Tarwiyah (ngày mùng 8), trong thời gian chu kỳ đó cô ta làm hầu như hoàn tất các nghi thức Hajj ngoại trừ Tawaf Ifadhoh và Sa’i. Biết rõ là máu sẽ ra đến tận 10 ngày, hỏi cô ta cần tắm gội để thực hiện hết những nghi thức còn lại, vậy có được không?

Đáp 52: Cô ta không được phép tắm gội để Tawaf cho đến khi khẳng định rằng cơ thể đã sạch sẽ rồi mới tắm gội và hoàn thành những nghi thức Tawaf và Sa’i.

Nếu cô ta Sa’i trước Tawaf thì không có vấn đề gì, bởi trước đó có người hỏi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam –: Trong thời gian làm Hajj có được phép Sa’i trước Tawaf Ifadhoh không? Người đáp: {Không vấn đề gì.}

Hỏi 53: Một cô gái định tâm Hajj trong chu kỳ kinh, khi đến Makkah cô ta có chuyện riêng phải đi Jeddah, tại đây chu kỳ kinh cũng kết thúc, cô tắm gội và chải tóc sau đó, xong quay trở lại Makkah hoàn thành nhiệm vụ Hajj của cô, vậy Hajj của cô có đúng không và cô ta có bị gì không?

 Đáp 53: Hajj của cô ta hoàn toàn đúng, hợp lệ và cô ta cũng không bị điều gì cả.

Hỏi 54: Tôi đi làm ‘Umrah nhưng khi vừa đến Miqot thì chu kỳ kinh cũng bắt đầu, thấy vậy tôi không định tâm mà đi thẳng đến Makkah chờ cho đến khi sạch kinh, tắm gội xong tôi định tâm làm ‘Umrah tại Makkah, vậy định tâm đó có được không hoặc tôi phải làm sao?

Đáp 54: Việc làm này không được phép, đối với phụ nữ muốn đi làm ‘Umrah thì không được phép vượt qua Miqot mà vẫn chưa định tâm, bắt buộc phải định tâm tại Miqot cho dù đang trong chu kỳ kinh nguyệt, và cô ta phải tuân thủ những điều cấm kỵ của người làm Umrah, như vậy mới đúng, và bằng chứng cho điều này: Trước kia tại Zdul Hulaifah Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã ra lệnh cho bà Asma bint Umais vợ của ông Abu Bakar - cầu xin Allah hài lòng về hai người họ - định tâm trong lúc bà vừa sanh xong, đang trong lúc ra máu hậu sản, thấy vậy bà cử người đến hỏi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – cần phải làm sao, Người đáp: {Bà hãy tắm gội sạch sẽ, lót băng bằng áo, sau đó hãy định tâm.} và máu kinh nguyệt giống như máu hậu sản. Tóm lại, đối với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt có ý định làm ‘Umrah hoặc Hajj, khi đến Miqot thì phải tắm gội, lót băng vệ sinh và định tâm sau đó, Ngày này việc dùng băng vệ sinh phụ nữ thay thế cho việc lót băng bằng vải như các phụ nữ thời trước. Xong thì định tâm Ehrom Hajj hoặc ‘Umrah, nhưng khi đến Makkah không được phép Tawaf quanh Ka’bah cho đến khi hoàn toàn sạch sẽ, bởi trước kia Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã ra lệnh cho vợ là bà ‘Ã-ishah khi bà bắt đầu chu kỳ khi làm ‘Umrah: {Em hãy làm tất cả các nghi thức Hajj ngoại trừ Tawaf quanh Ka’bah cho đến khi sạch sẽ.} Al-Bukhari và Muslim ghi, và theo đường truyền riêng của Al-Bukhari ghi: Sau khi sạch kinh là bà ‘Ã-ishah đã Tawaf và Sa’i giữa hai núi Sofa và Marwah. Qua hai Hadith chứng minh rằng phụ nữ đã định tâm Hajj hoặc ‘Umrah trong lúc có kinh hoặc kinh nguyệt đến trước khi Tawaf thì cô ta không được phép Tawaf và Sa’i cho đến khi sạch kinh và tắm gội sạch sẽ.

Còn nếu sau khi Tawaf xong thì chu kỳ mới bắt đầu thì cứ tiếp tục Sa’i luôn cho dù đang trong chu kỳ và hớt tóc sau đó, rồi kết thúc ‘Umrah của cô ta, bởi việc Sa’i giữa hai núi Sofa và Marwah không bắt buộc phải sạch sẽ.

Hỏi 55: Tôi cùng gia đình từ Yambua’ đến Makkah làm ‘Umrah, nhưng chỉ vừa đến Jeddah thì chu kỳ kinh nguyệt của vợ tôi bắt đầu, thấy vậy tôi chỉ làm ‘Umrah một mình và vợ tôi thì không, vậy giáo luật ra sao đối với vợ tôi?

 Đáp 55: Đối với vợ anh là chờ đợi đến khi sạch kinh và hoàn thành ‘Umrah sau đó, bởi trước kia, khi bà Sofiyah - cầu xin Allah hài lòng về bà - đang trong chu kỳ kinh thì Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – nói: {Bà ta đã ngăn cả chúng ta lại.} mọi người đáp bà ta đã Tawaf Ifadhoh rồi, nghe xong Người bảo: {Vậy chúng ta xuất phát thôi.} Câu {Bà ta đã ngăn cả chúng ta lại.} là chứng minh rằng phụ nữ có kinh nguyệt trước khi Tawaf Ifahdoh là cần phải chờ đợi đến đứt kinh, tắm gội mới được Tawaf.

Tương tự đối với Tawaf của ‘Umrah bởi Tawaf là nghi thức không thể thiếu khi làm ‘Umrah. Cho nên cần phải chờ đến sạch kinh nguyệt mới được phép Tawaf.

Hỏi 56: Khu vực Sa’i có nằm trong Masjid Haram không, phụ nữ đang kinh kỳ có được phép đến khu vực này không và có bắt buộc ai vào khu vực này cũng phải hành lễ chào Masjid không?

Đáp 56: Nhận thấy rằng khu vực Sa’i không thuộc Masjid Haram, vì vậy để phân biệt rõ ràng người ta đã xây bức tường phân cách giữa Masjid và khu vực Sa’i, nhưng chỉ xây thấp. Chắc chắn một điều là khu Sa’i nằm ngoài Masjid là quá tốt cho mọi người, bởi nếu thuộc Masjid thì giữa Tawaf và Sa'i thì phụ nữ có kinh kỳ đã bị cấm Sa’i.

Dựa theo lời diễn giải trước của tôi là phụ nữ bắt đầu chu kỳ sau Tawaf trước Sa’i là được phép Sa’i luôn để hoàn thành ‘Umrah, bởi khu vực Sa’i không được xem là một phần của Masjid.

Đối với việc hành lễ Salah chào Masjid, một khi người làm Hajj hoặc ‘Umrah đã Sa’i xong rồi quay lại Masjid thì nên hành lễ Salah này bởi Masjid Haram là nơi hành lễ Salah được nhiều ân phước nhất trên trái đất, còn nếu không hành lễ cũng không bị gì. Tốt nhất là tận dụng cơ hội mà hành lễ hai Rak'at, bởi Salah tại nơi có giá trị thiêng liêng nhất.

Hỏi 57: Trong lúc tôi đang làm Hajj thì kinh kỳ bắt đầu, vì lý do mắc cỡ tôi đã không nói với bất cứ một ai, sau đó tôi vào Masjid Haram hành lễ Salah, Tawaf và Sa’i, vậy tôi cần phải làm sao và chu kỳ kinh đó đến sau khi sạch máu hậu sản?

Đáp 57: Đối với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt và ra máu hậu sản, tuyệt đối không được hành lễ Salah ở bất cứ nơi đâu, ở Makkah hoặc ở quê nhà hoặc bất cứ nơi đâu khác, bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã nói: {Chẳng phải phụ nữ đang kinh kỳ là bị cấm hành lễ Salah và nhịn chay hay sao!} Dựa vào Hadith cộng đồng Islam thống nhất rằng phụ nữ đang có kinh tuyệt đối không được phép nhịn chay và hành lễ Salah.

Vậy, đối với phụ nữ trong câu hỏi cần phải sám hối với Allah và cầu xin Ngài tha thức những tội lỗi đã phạm.

Đối với Tawaf của cô ta trong kinh kỳ là không hợp lệ nhưng Sa’i của cô ta là hoàn toàn đúng, bởi người làm Hajj được phép Sa’i trước Tawaf. Tiếp theo là cô ta phải (quay lại Makkah) để Tawaf Ifadhoh, bởi Tawwaf này là một nghi thức không được thiếu khi làm Hajj, và không thể thoát Tahallul lần hai cho đến khi thực hiện xong.

Theo đó, cô ta vẫn còn đang trong tình trạng bị cấm việc vợ chồng ân ái - nếu đã kết hôn – cho đến khi Tawaf xong, và không được phép làm lễ hôn ước - nếu đang độc thân – cho đến khi Tawaf xong. Allah tinh thông mọi thứ.

Hỏi 58: Phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh ngay ngày ‘Arofah, vậy cô ta phải làm sao?

 Đáp 58: Cô ta cứ tiếp tục nhiệm vụ làm Hajj của mình, được phép làm tất cả nghi thức Hajj chỉ ngoại trừ không được phép Tawaf quanh Ka’bah cho đến khi trở lại sạch kinh hoàn toàn.

Hỏi 59: Một phụ nữ đi làm Hajj cùng chồng, sau khi ném đá trụ ‘Aqabah và trước khi Tawaf Ifadhoh thì chu kỳ kinh bắt đầu, vậy cô ta phải làm sao, biết được rằng cô ta sẽ không thể quay lại Makkah lần nữa?

Đáp 59: Nếu cô ta không có khả năng quay lại Makkah lần nữa thì cứ tẩy rửa sạch sẽ, lót băng vệ sinh và Tawaf sau đó, bởi lúc này rơi vào trường hợp bất đắc dĩ và tiếp tục làm các nghi thức khác mà không hề bị gì cả.

Hỏi 60: Phụ nữ ngừng ra máu hậu sản trước bốn mươi ngày, vậy Hajj của cô có đúng không, và khi không nhìn thấy được dấu hiệu sạch sẽ thì phải làm sao trong khi đó cô ta đã định tâm Hajj?

Đáp 60: Nếu máu hậu sản ngừng ra trước bốn mươi ngày, cô ta phải tắm gội, hành lễ Salah và làm tất cả mọi điều như bao phụ nữ sạch sẽ khác kể cả Tawaf, bởi không có giới hạn ít nhất cho máu hậu sản là bao nhiêu ngày. Còn việc không nhìn thấy dấu hiệu sạch sẽ thì Hajj của cô vẫn đúng và hợp lệ nhưng không được phép Tawaf quanh Ka’bah cho đến khi hoàn toàn sạch sẽ, bởi Nabi – Sol lol lo hu ‘a lai hi wa sal lam – đã cấm phụ nữ đang kinh kỳ Tawaf quanh Ka’bah và phụ nữ ra máu hậu sản giống như phụ nữ đang kinh kỳ.

*


Muc Luc

60 Câu Hỏi Đáp Về Giáo Luật Kinh Nguyệt Và Máu Hậu Sản. 2

Lời Mở Đầu. 4

Một Số Giáo Luật Kinh Nguyệt Trong Lễ Nguyện Salah Và Nhịn Chay. 5

Giáo Luật Tẩy Rửa Trong Salah. 26

Giáo Luật Kinh Nguyệt Trong Hành Hương Hajj và ‘Umrah. 31