﴿ أعياد الكفار ﴾ وموقف المسلم منها
Nhân danh Allah
Đấng Rất mực Độ lượng
Đấng Rất mực Khoan dung
اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى سَيِّدِ الأَنْبِيَاءِ وَالْمُرْسَلِيْنَ، وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، أَمَّا بَعْدُ:
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài. Cầu xin bằng an và phúc lành cho vị đứng đầu trong các vị Nabi và các vị Thiên sứ, và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người ...
Quả thật, Islam yêu cầu các tín đồ của nó thể hiện sự khác biệt với những người ngoại đạo trong tín ngưỡng, nghi lễ, cảm xúc, phẩm chất đạo đức, giao tế, ăn mặc cùng tất những hành vi hiển thị của thể xác và hành vi thầm kín của nội tâm. Sự khác biệt này xây dựng nên bản chất Islam vượt trội đặc trưng, biểu hiện niềm tự hào và kiêu hãnh của Islam, một tôn giáo trang nghiêm và cao quý được lựa chọn từ Đấng Tối Cao – Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài.
Chính vì vậy, chúng ta thấy người Muslim đích thực luôn cảm thấy tự hào và đầy kiêu hãnh với tôn giáo và tín ngưỡng của họ, họ không bận tâm tới những cộng đồng khác cho dù những cồng đồng đó có đạt được quyền lực thế nào, có đạt được những thành tựu huy hoàng và rực rỡ ra sao thì cũng không làm lung lay tinh thần và phong thái đặc trưng Islam của họ. Họ luôn tâm niệm và tin rằng niềm tự hào trên mọi niềm tự hào và sự vinh dự lớn lao chỉ có ở nơi Allah I và Thiên sứ của Ngài e, như Ngài đã phán:
﴿وَلِلَّهِ ٱلۡعِزَّةُ وَلِرَسُولِهِۦ وَلِلۡمُؤۡمِنِينَ﴾ [سورة المنافقون: 8]
{Vinh dự, niềm tự hào và quyền thế đều thuộc về Allah, thuộc về Sứ giả của Ngài và thuộc về những người có đức tin.} (Chương 63 – Al-Munafiqun, câu 8).
Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn vào tình trạng thực tế của những người Muslim ngày hôm nay thì chúng ta thấy không những ở sự suy yếu về bản chất đặc trưng cũng như tinh thần vượt trội riêng biệt của Islam mà còn ở việc bị ảnh hưởng từ những người không phải Muslim. Chúng ta thấy nhiều người Muslim đã bị lai căng hóa về nhiều khía cạnh khác nhau từ những người ngoại đạo. Và mức độ lai căng trong bản chất, phong thái và tinh thần của những người Muslim chỉ có thể nói là nhiều hay ít.
Quả thật có nhiều nguyên nhân cho sự ảnh hưởng và sự suy yếu đó, tiêu biểu nhất là những nguyên nhân sau đây:
Ä Sự dễ dàng và thuận tiện trong kết nối truyền thông và di chuyển của thời đại ngày nay, điều mà lịch sử chưa từng biết đến trước đây. Cũng chính vì vậy mà thế giới ngày nay được mô tả như là một ngôi làng nhỏ bé có thể đi vào và đi ra một cách tự do đối với tất cả mọi người, có thể xem và chứng kiến tình hình cũng như diễn biến của cư dân ngôi làng, và có thể nghe thấy chính xác các thông tin về các sự việc đang xảy ra giữa họ.
Ä Nhiều người Muslim bị lóa mắt bởi nền văn hóa chiếm ưu thế trong xã hội của những người ngoại đạo ở thời buổi ngày nay cùng với sự tuyên truyền của một số nhà trí thức của cộng đồng kêu gọi từ bỏ tôn giáo và văn hóa của nó để tiếp nhận nền văn hóa phương Tây với mặt xấu và mặt tốt, với vị ngọt và vị đắng, mặt được khen ngợi và mặt bị chê bai .. mục đích vì muốn tiến bộ và phát triển.
Ä Những nhà nắm quyền của văn hóa thống trị rao giảng và thu hút mọi người đến với văn hóa của họ sau khi họ đã trang hoàng và tô điểm cho nó trở nên lộng lẫy; họ thể hiện nó một cách toàn cầu mang ý nghĩa nhân đạo một cách không có giới hạn, họ mời gọi người khác chấp nhận và cổ vũ cho ý tưởng của họ và áp dụng nó vào trong đời sống thực tế đồng thời loại bỏ những trở ngại trên con đường đó.
Ai đứng ra vạch mặt sự dối trá và lật tẩy sự kêu gọi của họ thì họ sẽ mô tả có lúc là kẻ cổ hủ, lạc hậu, kém phát triển và có khi họ còn gán cho tội danh khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, họ bao vây và nghiền nát người đó trong tư tưởng và thực tế.
Ä Nhiều sự tuyên truyền và kêu gọi trong thời đại của chúng ta đến với sự cởi mở, hòa đồng với người khác, không quan tâm đến tôn giáo và văn hóa của người đó, loại bỏ sự khác biệt giữa con người cho dù có khác nhau thế nào về tôn giáo và nền văn minh.
Ä Sự bùng phát về hiện tượng dốt kiến thức giáo lý trong cộng đồng Islam đến mức đáng sợ. Sự thiếu hiểu biết về việc đâu là những biểu hiệu và nghi lễ của Islam và đâu là những biểu hiệu và nghi lễ của Do thái, Thiên chúa giáo, tôn giáo thờ thần tượng và những tôn giáo khác. Đây là điều vô tình dẫn đến sự xuất hiện của nhiều người trong cộng đồng tín đồ Islam, ngay cả những tín đồ trí thức, có nhiều hành động sai lệch với giáo lý Islam chẳng hạn như kết thân với người ngoại đạo, tham gia các biểu hiệu và nghi lễ của họ cũng như những gì thuộc phạm vi đặc trưng riêng biệt của tôn giáo họ. Không những thế, một số người Muslim dốt kiến thức giáo lý Islam còn tiếp nhận một số niềm tin và tư tưởng chống phá và phủ nhận tôn giáo.
Nói một cách tổng thể thì những ngày hội, những ngày lễ tết đều thuộc phạm vi biểu hiệu của tôn giáo. Mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia đều có tôn giáo và những ngày hội, những ngày lễ tết đặc trưng riêng biệt để họ thể hiện niềm vui, thể hiện tín ngưỡng và các nghi lễ tôn giáo của họ, và để họ biểu hiện sự khác biệt bản sắc của họ với những người khác.
Quả thật, tổ chức diễn đàn Islam khởi xướng việc in ấn cuốn sách này. Đây là cuốn sách được tác giả biên soạn trình bày các nội dung: tìm hiểu những ngày hội, những ngày lễ tết của người ngoại đạo qua các mục: lịch sử hình thành, các dạng lễ hội, và một số nghi lễ và biểu hiệu được thực hiện và tổ chức trong những ngày lễ tết đó; góc nhìn cần phải có của người Muslim đối với những ngày lễ tết đó của họ; tìm hiểu một số ngày lễ tết Bid’ah (lai căng, cải biên, sang chế, không có trong giáo lý Islam) xuất hiện trong cộng đồng Muslim; và các đặc điểm ưu việt của lễ tết Islam so với những ngày lễ tết khác.
Hội diễn đàn Islam xuất bản cuốn sách này với mục đích muốn trình bày rõ điều chân lý và đúng đắn trong vấn đề này và khám phá điều sai lệch được thổi phòng kích thước và được cất tiếng cao, đồng thời để cảnh báo và lưu ý những người Muslim tham gia vào những ngày lễ tết đó của họ rằng đó là việc làm của những người tuy có tâm niệm tốt nhưng hành động không đúng dẫn đến sự nguy hại đến tôn giáo và đức tin của họ; hy vọng rằng đó là một bước tiến trong cách đưa cộng đồng tín đồ Islam trở về với cái bản chất đặc thù vượt trội của nó so với các tôn giáo khác trong mọi mặt của cuộc sống.
Với nhiều vấn đề trong phần nghiên cứu rất quan trọng này – như tác giả đã trình bày trong cuốn sách – thì nó thực sự cần các học giả, các nhà nghiên cứu phải có sự nghiên cứu và xem xét nhiều hơn nữa. Và chúng tôi hy vọng việc xuất bản cuốn sách này thúc đẩy họ nhiều hơn trong việc làm đó.
Chúng tôi cầu xin Allah I cải thiện tâm niệm và việc làm của tất cả chúng ta, xin Ngài hướng dẫn cộng đồng của chúng ta luôn đi trên con đường đúng đắn!.
وَصَلَى اللهُ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ وَسَلَّمَ.
Và cầu xin Allah I ban bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta, Muhammad, và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người...
Diễn đàn Islam
إِنَّ الحَمْدَ لِلهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِيْنُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ ، وَنَعُوْذُ بِاللهِ مِنْ شُرُوْرِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِ اللهُ فَلاَ مُضِلَّ لَهُ ، وَ مَنْ يُضْلِلْ فَلاَ هَادِيَ لَهُ. وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ
﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِ وَلا تَمُوتُنَّ إِلا وَأَنْتُمْ مُسْلِمُونَ﴾ [سورة آل عمران : 102]
﴿يَاأَيُّهَا النَّاسُ اتَّقُوا رَبَّكُمُ الَّذِي خَلَقَكُمْ مِنْ نَفْسٍ وَاحِدَةٍ وَخَلَقَ مِنْهَا زَوْجَهَا وَبَثَّ مِنْهُمَا رِجَالا كَثِيرًا وَنِسَاءً وَاتَّقُوا اللَّهَ الَّذِي تَسَاءَلُونَ بِهِ وَالأرْحَامَ إِنَّ اللَّهَ كَانَ عَلَيْكُمْ رَقِيبًا﴾ [سورة النساء : 1]
﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ وَقُولُوا قَوْلا سَدِيدًا يُصْلِحْ لَكُمْ أَعْمَالَكُمْ وَيَغْفِرْ لَكُمْ ذُنُوبَكُمْ وَمَنْ يُطِعِ اللَّهَ وَرَسُولَهُ فَقَدْ فَازَ فَوْزًا عَظِيمًا﴾ [ سورة الأحزاب: 70 ، 71]
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah! Bầy tôi xin ca ngợi và tán dương Ngài, bầy tôi cầu xin Ngài phù hộ và che chở, bầy tôi cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi, bầy tôi xin quay về sám hối với Ngài, và bầy tôi cầu xin Ngài giúp bầy tôi tránh khỏi mọi điều xấu từ bản thân bầy tôi và mọi điều xấu từ việc làm và hành vi của bầy tôi. Quả thật, người nào được Allah hướng dẫn sẽ không bao giờ bị lạc lối, còn người nào bị Ngài làm cho lạc lối thì sẽ không bao giờ tìm thấy sự hướng dẫn. Bề tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có đối tác cùng Ngài, và bề tôi xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Sứ giả của Ngài.
{Này hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah với lẽ mà Ngài phải đáng được kính sợ và các ngươi chớ đừng chết ngoại trừ các ngươi đã là những người Muslim (qui phục Ngài).} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 102).
{Này hỡi nhân loại! Hãy kính sợ Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo hóa các ngươi từ một cá thể duy nhất (Adam) và từ Y Ngài đã tạo ra người vợ của Y (Hauwa) rồi từ hai người họ Ngài đã rải ra vô số đàn ông và đàn bà (trên khắp trái đất). Và hãy kính sợ Allah, Đấng mà các người đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) dạ con bởi vì quả thật Allah luôn theo dõi các ngươi.} (Chương 4 - Annisa’, câu 1).
{Hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah mà hãy nói lời trung thực và ngay thẳng, rồi Ngài sẽ cải thiện hành động của các ngươi và tha thứ tội lỗi cho các ngươi. Và người nào tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài thì chắc chắn sẽ được thành công vô cùng to lớn.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 70, 71).
Bức thông điệp này thật ra có nguồn gốc từ hai bài viết được đăng trên Tạp chí trong hai kỳ ra số 134 và 144 và được bổ sung thêm một số nội dung quan trọng khác sau khi ban điều hành Tạp chí yêu cầu tách chủ đề này thành một cuốn sách riêng biệt. Xin chân thành gởi lời tri ân của tôi đến sự quan tâm của họ và tôi cầu xin Allah Tối Cao ban phúc cho sự nỗ lực của họ.
Quả thật, tôi đã nỗ lực rất nhiều trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng những gì là quan trọng nhất trong chủ đề lễ tết của những người ngoại đạo và tôi đã bỏ qua nhiều ngày lễ hội khác của họ bởi vì chúng đã bị lãng quên. Tôi chỉ nói nhiều về những ngày lễ đã lan rộng và phổ biến nhờ vào phương tiện truyền thông và các thông tin đại chúng nhằm nhắc nhở và khuyến cáo quí anh em đạo hữu Muslim.
Và tôi biết mình đã xông vào một chủ để khó, nếu những gì tôi nói đúng thì đó là nhờ phúc và sự nhân từ của Allah I, Ngài là Đấng đáng được ca ngợi và tri ân tuyệt đối, còn nếu như tôi sai sót thì đó là do bản chất tự nhiên thường mắc lỗi của con người trần tục, tôi cầu xin Allah I tha thứ cho những sai sót và tội lỗi của tôi.
Quí anh em đạo hữu nào phát hiện lỗi và sai sót thì xin hãy chỉ ra cho tôi để tôi điều chỉnh và sửa chữa nó lại.
Không có sức mạnh và quyền lực nào khác ngoài sức mạnh và quyền lực của Allah, Đấng Tối Cao và Vĩ Đại.
Cuộc đấu tranh giữa đúng và sai, giữa cái chân lý và không chân lý vẫn luôn cứ mãi còn theo tuổi đời của thế giới trần gian. Nhiều nhóm người thuộc cộng đồng tín đồ của Muhammad đã đi theo những người lầm lạc và lệch lối từ Do Thái, Thiên Chúa giáo, Majus (Bái hỏa giáo), những người thờ thần tượng và những người thuộc các tôn giáo khác, chỉ còn lại một nhóm người trong cộng đồng tín đồ của Muhammad vẫn đi trên chân lý dù có đối mặt với nhiều áp lực trên con đường chông gai. Tất cả điều đó là quy luật hoạt động của vũ trụ đã được an bài và định đoạt, nói như vậy không có nghĩa là chấp nhận đầu hàng và khuất phục trước những con đường sai lệch. Thiên sứ của Allah e đã thông điệp cho chúng ta biết sự việc đó sẽ xuất hiện, Người đã khuyến cáo chúng ta tránh xa con đường sai lệch đó, Người ra lệnh cho chúng ta phải luôn bám trụ tôn giáo thật vững chắc cho dù những thành phần lệch lạc có đông đảo và chiếm ưu thế như thế nào. Người cho chúng ta biết rằng người hạnh phúc là người luôn giữ vững điều chân lý cho dù y phải bị cô lập và bị ruồng bỏ trong thời mà một người thực thi theo điều chân lý được ban cho ân phước của năm mươi vị Sahabah thực thi điều chân lý như Thiên sứ của Allah e đã nói qua lời thuật của Abu Tha’labah Al-Khashani t:
))فَإِنَّ مِنْ وَرَائِكُمْ أَيَّامَ الصَّبْرِ الصَّبْرُ فِيهِ مِثْلُ قَبْضٍ عَلَى الْجَمْرِ لِلْعَامِلِ فِيهِمْ مِثْلُ أَجْرِ خَمْسِينَ رَجُلاً يَعْمَلُونَ مِثْلَ عَمَلِهِ((
“Quả thật, thời sau của các ngươi là những chuỗi ngày cần sự kiên nhẫn và chịu đựng, sự kiên nhẫn và chịu đựng của thời đó giống như nắm chặt cục than hồng trên tay; tuy nhiên, người làm điều chân lý trong số họ được ban cho ân phước bằng năm mươi người làm như việc làm của y”.
Nghe vậy, các Sahabah đã hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, bằng năm mươi trong số họ phải không? Thiên sứ của Allah e nói:
))أَجْرُ خَمْسِينَ مِنْكُمْ(( أخرجه أبو داود (4341) والترمذي (3060) وابن ماجه (4014).
“Bằng ân phước của năm mươi người trong số các ngươi” (Abu Dawood: 3441, Tirmizdi: 3060, và Ibnu Ma-jah: 4014).
Và chắc chắn trong cộng đồng tín đồ của Muhammad e sẽ có những nhóm người lệch khỏi chân lý để đến với điều lầm lạc, họ sẽ thay đổi và bóp méo điều chân lý. Sự trừng phạt dành cho họ là họ sẽ bị chặn lại không được đến gần hồ Al-Hawdh khi mà những người đi trên con đường Ngay Chính uống nước từ cái hồ đó, như Thiên sứ của Allah e đã nói:
))أَنَا فَرَطُكُمْ عَلَى الْحَوْضِ، لَيُرْفَعَنَّ إِلَىَّ رِجَالٌ مِنْكُمْ حَتَّى إِذَا أَهْوَيْتُ لأُنَاوِلَهُمُ اخْتُلِجُوا دُونِى فَأَقُولُ أَىْ رَبِّ أَصْحَابِى. يَقُولُ لاَ تَدْرِى مَا أَحْدَثُوا بَعْدَكَ(( رواه البخاري ومسلم.
“Ta là người ưu tiên trước các ngươi được uống từ hồ Al-Hawdh (và múc cho các ngươi uống); chắc chắn có một nhóm người trong các ngươi được dẫn đến cho ta, khi Ta cúi người xuống để múc nước cho họ uống thì họ bị ngăn lại, Ta nói: Thưa Thượng Đế của bề tôi, đó là tín đồ của bề tôi. Có tiếng bảo: Quả thật, Ngươi không biết họ đã đổi mới và cải biên sau Ngươi.” (Albukhari và Muslim).
Và một trong những biểu hiện nghiêm trọng trong việc thay đổi và cải biên Sunnah của Thiên sứ e, trong việc chống lại tôn giáo của Muhammad e, là đi theo kẻ thù của Allah I ở mọi vụ việc lớn nhỏ với danh xưng phát triển, tiến bộ, văn minh dưới những khẩu hiệu chung sống hòa bình, hữu nghị, trật tự thế giới mới mang tính toàn cầu cũng như những khẩu hiệu sáng ngời và đẹp đẽ khác. Những người Muslim có đức tin không vững chắc, thiếu hiểu biết về giáo lý cùng với tư tưởng và lòng ham muốn hội nhập sự tiến bộ văn minh của thế giới mới nên đã đi theo họ, bắt chước các biểu hiệu tôn giáo của họ, đặc biệt là bắt chước theo truyền thống và văn hóa của họ như các lễ tết. Các lễ lộc và hội tết nói một cách tổng thể đều là những biểu hiệu và nghi lễ tôn giáo hay của một lối sống nào đó. Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَلَا تَتَّبِعۡ أَهۡوَآءَهُمۡ عَمَّا جَآءَكَ مِنَ ٱلۡحَقِّۚ لِكُلّٖ جَعَلۡنَا مِنكُمۡ شِرۡعَةٗ وَمِنۡهَاجٗاۚ﴾ [سورة المائدة: 48]
{Và chớ làm theo điều ham muốn của bản thân họ nghịch với Chân lý mà Ngươi (Muhammad) đã tiếp thu. TA đã qui định cho từng Sứ giả trong các ngươi một hệ thống luật pháp và một lề lối.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 48).
﴿لِّكُلِّ أُمَّةٖ جَعَلۡنَا مَنسَكًا هُمۡ نَاسِكُوهُۖ﴾ [سورة الحج: 67]
{TA (Allah) đã qui định cho mỗi cộng đồng một nghi lễ thờ phụng mà họ phải tuân theo.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 67).
Nhiều người Muslim đã hội nhập cùng kẻ thù của Allah Tối Cao, đặc biệt là vào các ngày đại lễ của Thiên Chúa giáo như lễ mừng Giê-su (Nabi Ysa) ra đời được gọi là lễ Giáng sinh (Christmas), tết mừng năm mới Tây lịch còn gọi là tết Tây. Những người Muslim cùng tham gia ăn mừng những ngày lễ đó cùng với những người Thiên Chúa giáo trong xứ sở của họ. Không những thế, một số người Muslim còn mang những ngày lễ đó về tổ chức đón mừng ngay tại xứ sở của chính mình – cầu xin Allah I phù hộ và che chở tránh khỏi việc làm này. Quả thật, đúng là một đại tai ách và một thảm họa lớn cho những gì xảy ra trong việc chuẩn bị mang tính toàn cầu để đón lễ Giáng sinh mừng Giê-su (Nabi Ysa u con trai của Maryam – Đức mẹ Maria) ra đời vào cuối thiên niên kỷ thứ hai bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Nếu toàn trái đất đã được lấp đầy với các lễ hội của Thiên Chúa vào mỗi đầu năm mới vậy tại sao họ lại còn ăn mừng vào cuối thế kỷ (thế kỷ 20), không những thế, họ còn ăn mừng vào cuối thiên niên kỷ thứ hai? Thật ra đó là một sự kiện lớn họ đang dùng nó để bành chướng cộng đồng tín đồ Thiên Chúa giáo.
Quả thật, sự kiện Thiên Chúa giáo này không bao giờ được tổ chức đúng vào đêm đầu tiên của năm giống như nó thường được tổ chức tại các quốc gia Thiên Chúa giáo, và đặc biệt chủ yếu là ở thành Vatican. Những chuẩn bị được tiến hành là để dành cho ngày lễ chính thức được gọi đêm Thánh lễ ở Bethlehem, nơi Giê-su (Nabi Ysa u) ra đời và các vị cấp cao Thiên Chúa giáo thuộc lãnh đạo chính trị và tôn giáo được chuyển đến đó: trong đó có những nhà truyền giáo và những người tin lành thậm chí có cả những người theo chủ nghĩa thế tục cũng đến tham dự đón mừng kỷ niệm thiên niên kỷ, một sự kiện mà báo chí quốc tế luôn quan tâm mong đợi để đăng tải. Và sự kiện diễn ra có tới hơn ba triệu người có mặt tại Bethlehem, đức giáo hoàng John Paul II là người chủ trì lễ cầu nguyện. Một số quốc gia Islam láng giềng cũng tham gia hưởng ứng sự kiện toàn cầu này với ý nghĩa rằng một số các nghi lễ Giáng sinh đều có mặt khắp lãnh thổ của họ, chẳng hạn như nơi rửa tội của Giê-su (Nabi Ysa u) khi mà John (Yahya u) đã rửa tội cho Người tại sông Jordan. Không những vậy, nhiều người Muslim còn tham gia hưởng ứng các ngày lễ đó với ý nghĩa rằng đó là dịp quan trong cho cư dân toàn cầu cùng chung vui; tuy nhiên, những người này không biết rằng lễ kỷ niệm thiên niên kỷ thật ra là lễ tết tôn giáo của Thiên Chúa giáo (Giáng sinh và tết năm mới – tết Tây). Quả thật, người tham gia hưởng ứng trong lễ kỷ niệm đó thực chất đã tham gia một trong các nghi lễ tôn giáo của họ, y đã vui mừng với các nghi lễ của những người ngoại đạo, y đã thể hiện niềm tự hào về các nghi lễ đó và tôn vinh chúng; và trong sự việc là mối nguy cho tín ngưỡng của người Muslim và đức tin Iman của họ. Thiên sứ của Allah e đã nói:
))مَنْ تَشَبَّهَ بِقَوْمٍ فَهُوَ مِنْهُمْ(( رواه أبو داود (4021) وأحمد (2/50).
“Ai bắt chước giống một nhóm người nào đó thì y cùng hội cùng thuyền với nhóm người đó” (Abu Dawood: 4021, Ahmad: 2/50).
Ai đó chỉ cần hành động bắt chước làm theo một điều gì của một nhóm người nào đó thì Thiên sứ của Allah e đã bảo rằng người đó thuộc nhóm người đó, vậy đối với những ai tham gia cùng với họ trong các nghi lễ tôn giáo của họ thì sẽ như thế nào?!
Vậy nên chúng ta cần phải xem xét và nhìn nhận lại giáo luật về các ngày lễ tết của những người ngoại đạo, về những gì mà người Muslim phải ứng phó, về việc làm thế nào để trở nên khác biệt với họ, cái mà nó là nền tảng của tôn giáo thuần túy và tinh khiết tốt đẹp của chúng ta; hơn thế nữa, chúng ta cần phải biết và hiểu rõ các dạng lễ lộc và hội tết cũng như các nghi lễ và biểu hiệu tôn giáo của họ hầu để chúng ta tránh và khuyến cáo các anh em đồng đạo khác không đến gần.
Eid: Trong tiếng Ả Rập có nghĩa là ngày tập hợp, nó biến thể từ động từ “عَادَ - يَعُوْدُ” có nghĩa là “trở về, trở lại”, như thể là mọi người cùng trở về với ngày đó. Số nhiều của Eid là A’yaad – “أَعْيَاد”. Cũng có lời cho rằng danh từ Eid này có nguồn gốc từ danh từ “عَادَةٌ” có nghĩa là “tục lệ, truyền thống, tập quán” bởi vì mọi người hễ đến ngày đó là tập hợp lại như một tục lệ truyền thống.
Học giả Al-Azhari nói: Eid đối với dân Ả Rập là thời khắc để ôn lại niềm vui và nỗi buồn.
Học giả Ibnu Al-A’ra-bi nói: Người ta gọi là Eid bởi vì nó là ngày định kỳ hàng năm với một niềm vui mới.([1])
Học giả Assafa-ri-ni nói: Người ta gọi là Eid bởi vì đó là ngày vui để trở lại lần hai.([2])
Eid theo thuật ngữ giáo lý: là một danh từ chỉ ngày mà mọi người tập hợp lại hoặc cùng tham gia hưởng ứng mang tính thường lệ hoặc truyền thống (được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác) được định kỳ hàng năm, hoặc hàng tháng hay hàng tuần, ...
Eid hàm chứa những điều: ngày kỷ niệm, ngày hội, ngày ăn mừng như ngày xả chay (Ramadan), ngày Jumu’ah (lễ thứ sáu); ngày để tập hợp và hội hè; những việc làm và hoạt động trong những ngày đó mang tính thờ phượng và tập tục; Eid có thể ấn định một địa điểm cụ thể nào đó hoặc có thể không ấn định địa điểm.
Như vậy, tất cả những điều đó đều được gọi là Eid tức hội hè, lễ lộc và tết.
Theo những lý vừa nêu trên thì Eid được dùng để chỉ nhiều ý nghĩa:
Ä Thời gian, như Thiên sứ của Allah e nói về ngày Jumu’ah:
))إِنَّ هَذَا يَوْمُ عِيدٍ جَعَلَهُ اللهُ لِلْمُسْلِمِينَ فَمَنْ جَاءَ إِلَى الْجُمُعَةِ فَلْيَغْتَسِلْ وَإِنْ كَانَ طِيبٌ فَلْيَمَسَّ مِنْهُ وَعَلَيْكُمْ بِالسِّوَاكِ ((أخرجه ابن ماجه.
“Quả thật đây là ngày Eid (tết) mà Allah đã qui định cho những người Muslim, bởi thế, ai đi Jumu’ah thì hãy tắm, và nếu có chất thơm thì hãy xức lên người, và các ngươi hãy dùng Siwak” (Ibnu Ma-jah)([3]).
Ä Nơi chốn và địa điểm, như lời của Thiên sứ e:
))لاَ تَتَّخِذُوا قَبْرِى عِيداً(( رواه أحمد.
“Các ngươi chớ lấy mộ của Ta làm nơi của Eid (lễ lộc và hội tết)” (Ahmad)[4].
Ä Hội họp và những việc làm, như lời của Ibnu Abbas t nói: “Tôi đã tham gia Eid (hội họp và những việc làm trong đó) cùng với Thiên sứ của Allah e”.
Ä Tập hợp và hoạt động vào một ngày nào đó, và đây là ý nghĩa thường được dùng, như lời của Thiên sứ e:
))دَعْهُمَا يَا أَبَا بَكْرٍ، إِنَّ لِكُلِّ قَوْمٍ عِيدًا، وَإِنَّ عِيدَنَا هَذَا الْيَوْمُ(( رواه البخاري (962) ومسلم (884).
“Này Abu Bakr, cứ để mặc họ, quả thật mỗi dân tộc đều có ngày Eid và quả thật ngày hôm nay là Eid của chúng ta (Al-Fitri hoặc Al-Adha).” (Albukhari: 962, Muslim: 884).
¯ Eid (lễ tết) được nói trong Qur’an và Sunnah:
Những gì được nói đến trong Qur’an và Sunnah về những ngày Eid (lễ tết) được phân thành ba loại.
Thứ nhất: Nói rõ về việc mỗi cộng đồng có những ngày lễ tết đặt trưng riêng của họ.
Ø Allah I phán:
﴿وَلِكُلِّ أُمَّةٖ جَعَلۡنَا مَنسَكٗا لِّيَذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ﴾ [سورة الحج: 34]
{Và TA đã ban cho mỗi cộng đồng một số nghi lễ cúng tế để họ có thể niêm danh Allah ...} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 34).
Ibnu Abbas, Al-kalbi và Al-Fira’ nói: Nghi lễ cúng tế trong câu Kinh có nghĩa là Eid.([5])
Ø Allah e phán:
﴿لِّكُلِّ أُمَّةٖ جَعَلۡنَا مَنسَكًا هُمۡ نَاسِكُوهُۖ ﴾ [سورة الحج: 67]
{TA (Allah) đã qui định cho mỗi cộng đồng một nghi lễ thờ phụng mà họ phải tuân theo.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 67).
Ibnu Qutaibah nói: nghi lễ thờ phụng trong câu Kinh có nghĩa là Eid.([6])
Thứ hai: Nói về những ngày lễ tết của người Muslim
Eid (lễ tết) Al-Fitri, Ông Anas bin Malik t thuật lại: Thiên sứ của Allah e tới Madinah và thấy cư dân Madinah ăn mừng và vui chơi vào hai ngày thì Người nói:
))مَا هَذَانِ الْيَوْمَانِ((
“Hai ngày này là hai ngày gì?”
Họ bảo: Chúng tôi thường vui chơi và ăn mừng trong hai ngày này từ thời Jahiliyah (trước Islam). Thế là Thiên sứ của Allah e nói:
))إِنَّ اللهَ قَدْ أَبْدَلَكُمْ بِهِمَا خَيْرًا مِنْهُمَا يَوْمَ الْأَضْحَى وَيَوْمَ الْفِطْرِ(( رواه أبو داود وأحمد.
“Quả thật, Allah đã thay thế cho các ngươi hai ngày vui đó với hai ngày vui khác tốt hơn: ngày Al-Adha và ngày Al-Fitri” (Abu Dawood).
Ø Eid Al-Adha, Thiên sứ của Allah e nói:
))أُمِرْتُ بِيَوْمِ الأَضْحَى عِيدًا جَعَلَهُ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ لِهَذِهِ الأُمَّةِ(( رواه أبو داود وأحمد.
“Ta được lệnh lấy ngày Al-Adha làm ngày Eid (tết), Allah đã qui định nó cho cộng đồng này” (Abu Dawood và Ahmad).
Ngày Al-Adha là ngày mồng 10 của tháng Zdu-Hijjah, trước ngày này là ngày A’rafah cũng là ngày Eid, và sau ngày mồng 10 là ba ngày Tashreeq cũng là những ngày Eid, như vậy Eid Al-Adha có cả thảy năm ngày. Ông Uqbah bin A’mir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))يَوْمُ عَرَفَةَ وَيَوْمُ النَّحْرِ وَأَيَّامُ التَّشْرِيقِ عِيدُنَا أَهْلَ الإِسْلاَمِ وَهِىَ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ(( رواه أبو داود والترمذي وأحمد.
“Ngày A’rafah, ngày Nahr (ngày giết tế - ngày mồng mười) và các ngày Tashreeq là những ngày Eid (tết) của chúng ta, các tín đồ của Islam, đó là những ngày để chúng ta ăn uống vui chơi” (Abu Dawood, Tirmizdi, và Ahmad).
Ø Eid (tết) Jumu’ah, Thiên sứ của Allah e nói:
))إِنَّ يَوْمَ الْجُمُعَةِ يَوْمُ عِيدٍ فَلاَ تَجْعَلُوا يَوْمَ عِيدِكُمْ يَوْمَ صِيَامِكُمْ إِلاَّ أَنْ تَصُومُوا قَبْلَهُ أَوْ بَعْدَهُ(( رواه أحمد.
“Quả thật ngày Jumu’ah (thứ sáu) là ngày Eid, bởi thế, các ngươi chớ làm ngày Eid của các ngươi thành ngày nhịn chay của các ngươi trừ phi các ngươi nhịn chay trước đó hoặc sau đó một ngày” (Ahmad).
Ø Allah I phán:
﴿قَالَ عِيسَى ٱبۡنُ مَرۡيَمَ ٱللَّهُمَّ رَبَّنَآ أَنزِلۡ عَلَيۡنَا مَآئِدَةٗ مِّنَ ٱلسَّمَآءِ تَكُونُ لَنَا عِيدٗا لِّأَوَّلِنَا وَءَاخِرِنَا وَءَايَةٗ مِّنكَۖ وَٱرۡزُقۡنَا وَأَنتَ خَيۡرُ ٱلرَّٰزِقِينَ ١١٤﴾ [سورة المائدة: 114]
{Ysa (Giê-su) con trai của Maryam (Maria) cầu nguyện: “Lạy Allah, Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài gởi từ trên trời xuống cho bầy tôi một chiếc bàn đầy thực phẩm để làm ngày Eid cho những người đầu tiên và những người cuối cùng của bầy tôi và như là một phép màu từ Ngài; và xin Ngài cung dưỡng bầy tôi bởi vì Ngài là Đấng Cung Dưỡng Ưu Việt.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 114).
Học giả Assadi nói: có nghĩa là để bầy tôi, những người ở hiện thời và những người sau bầy tôi lấy ngày đó, ngày mà Ngài ban xuống một cái bàn đầy thực phẩm làm ngày Eid (lễ tết). Học giả Attabra-ni cũng đồng tình với lời giảng giải này.
Ø Allah I phán kể về câu chuyện của Nabi Musa u:
﴿مَوۡعِدُكُمۡ يَوۡمُ ٱلزِّينَةِ وَأَن يُحۡشَرَ ٱلنَّاسُ ضُحٗى ٥٩﴾ [سورة طه: 59]
{Cuộc hẹn của quí ngài sẽ nhằm vào ngày đại hội Zinah, và hãy cho dân chúng tụ tập vào lúc mặt trời lên cao khoảng một sào.} (Chương 20 – Taha, câu 59).
Mujahid nói: ngày đại hội Zinah có nghĩa là ngày Eid (lễ tết) của họ([7]); Qata-dah, Assadi và Ibnu Zaid nói: đó từng là ngày Eid của họ trước kia([8]).
Ø Allah I phán mô tả về thuộc tính của các bề tôi của Đấng Arrahman:
﴿وَٱلَّذِينَ لَا يَشۡهَدُونَ ٱلزُّورَ وَإِذَا مَرُّواْ بِٱللَّغۡوِ مَرُّواْ كِرَامٗا ٧٢﴾ [سورة الفرقان: 72]
{Và những ai không làm chứng cho điều giả dối và khi gác bỏ ngoài tai chuyện tầm phào thì bỏ qua một cách lịch sự.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 72).
Ibnu Abbas t nói: điều giả dối trong trong câu Kinh có nghĩa là những ngày lễ tết của những người Mushrikun (thờ đa thần)([9]). Abu Al-Aliyah, Ta-woos, Ibnu Si-reen, Al-Dhahaak, Arrabi’a và những người khác cũng giảng giải câu Kinh này như thế.([10])
¯ Sự lâu đời và cổ xưa của các ngày lễ tết trong các cộng đồng
Các ngày lễ tết đã có từ lâu đời trong nhân loại, họ đã biết đến các ngày lễ tết kể từ khi họ biết đến các cuộc hội họp, các nghi lễ truyền thống và các kỷ niệm. Quả thật, các ngày lễ tết trong các cộng đồng ở thời Jahiliyah đã trải qua các thời đại của nhân loại thường dưới các hình thức vui chơi, các biểu hiệu kỳ quặc, các nghi lễ thờ thần tượng, ngay cả các cộng đồng xã hội nguyên thủy cũng đã có các ngày lễ tết của họ. Con người đã thừa hưởng thói quen, tập tục, truyền thống và các nghi thức được cho là linh thiêng. Con người của thời Jahiliyah thường tổ chức các ngày lễ để mong không có chiến tranh, dân chúng an bình và cuộc sống êm ấm, và các ngày lễ thường bắt chước theo tập tục và truyền thống của họ; và ai trong số họ rời khỏi phạm vi nghi lễ của họ thì sẽ bị chỉ trích và lên án.
Quả thật, con người từ thời xa xưa đã biết chọn một thời điểm nào đó để nghỉ ngơi và thư gian sau những chuỗi ngày lao động mệt nhọc, qua sự nghỉ ngơi thư giản đó họ có thể phục hồi sự năng động và tinh thần để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống tiếp theo. Và các ngày lễ của họ thường diễn ra trong những ngày nhất định trong năm, nó là những ngày định kỳ hàng năm. Mỗi một cộng đồng, quốc gia đều có những biểu hiệu, những nghi thức riêng biệt và đặc trưng trong các ngày lễ của họ. Không một cộng đồng hay quốc gia nào muốn mình bắt chước cộng đồng hay quốc gia khác. Một dân tộc hay một quốc gia nào đó không nên quên mất bản sắc đặc trưng riêng của mình mà nhận lấy bản sắc của dân tộc hay quốc gia khác, hoặc lấy bản sắc của người khác pha trộn với bản sắc của mình. Hành động đó là của những ai bị đánh bại và bị chế ngự chi phối, nó thể hiện sự hạ thấp người dân của dân tộc và quốc gia của mình, một sự coi khinh về những gì mình có, mặc y phục theo y phục của người khác, đi đứng theo bộ dạng của người khác, cho dù có biểu hiện tiến bộ và hiện đại như thế nào thì dân tộc đó, cộng đồng đó hay quốc gia đó vẫn bị coi kinh và xem thường, vẫn là thứ nhỏ bé và thấp hèn trong mắt của những cộng đồng, dân tộc hay quốc gia mà họ đã bắt chước.
Vì tính chất đặc trưng riêng biệt của các ngày lễ tết cho nên các dân tộc và quốc gia luôn khác nhau trong nghi thức và biểu hiệu. Cho nên sự trà trộn vào một số lễ tết chiếm ưu thế của những dân tộc, quốc gia nào đó là kết quả của sự lệ thuộc và bắt chước một cách thấp hèn trước những dân tộc hay quốc gia đó.
¯ Tại sao chúng ta phải hiểu biết các ngày lễ của những người ngoại đạo?
Tất các học giả đều đồng thuận rằng người Muslim không cần phải biết về tình hình của những người ngoại đạo cũng như không cần phải quan tâm tìm hiểu tường tận về các nghi lễ và tập tục của họ - nếu không có ý kêu gọi họ đến với Islam - trừ phi các nghi lễ và biểu hiệu của họ xâm nhập vào sự thiếu hiểu biết của những người Muslim khiến họ rơi vào một điều gì đó của các nghi lễ và biểu hiệu của họ một cách cố tình hay vô ý; thì lúc bấy giờ người Muslim cần phải tìm hiểu để biết mà phòng tránh không để mình rơi vào một điều gì đó trong các nghi lễ và biểu hiệu của họ.
Và trong thời đại ngày nay có nhiều nguyên nhân mà người Muslim nên tìm hiểu các ngày lễ của những người ngoại đạo, tiêu biểu:
Ä Có nhiều sự trà trộn và hòa nhập cùng với người ngoại đạo chẳng hạn như người Muslim đi đến các quốc gia của họ để học tập, du lịch, kinh doanh hay để thực hiện những mục đích lợi ích khác. Những người Muslim đó khi đến đất nước của những người ngoại đạo sẽ nhìn thấy một số biểu hiệu cũng như các nghi lễ của họ và có thể sẽ yêu thích chúng rồi sẽ đi theo họ trong việc thể hiện các biểu hiệu và nghi lễ đó; đặc biệt đối với một số người với bản ngã chiếm ưu thế, lí trí không thể làm chủ khi họ nhìn vào những người ngoại đạo một cách ngưỡng mộ thì sự ngưỡng mộ của họ sẽ lấy đi ý chí của họ, sẽ làm hỏng trái tim của họ và sẽ làm suy yếu đức tin và tôn giáo của họ. Ngoài ra, nhiều nhà trí thức định cư ở đất nước không phải Islam bị ảnh hưởng tư tưởng của những người ngoại đạo thường mô tả những người ngoại đạo bởi sự tinh tế, tiến bộ và văn minh ngay cả trong tập tục và sinh hoạt thường ngày của họ; hoặc từ sự hiển thị các ngày lễ đó trong đất nước Islam bởi các cộng đồng thiểu số không phải Islam đã tác động đến những người Muslim thiếu hiểu biết trong đất nước Islam đó.
Ä Vấn đề trở nên càng nguy khi mà với phương tiện truyền thông phát sóng trực tiếp có thể truyền tải tất cả mọi thứ bằng âm thanh và hình ảnh sống động đến mọi ngõ ngách của quả địa cầu. Và không phải nghi ngờ gì nữa rằng những phương tiện truyền thông của những người ngoại đạo mạnh hơn và có khả năng tốt hơn trong việc truyền tải các biểu hiệu của họ đến với những người Muslim, và không có trường hợp ngược lại trong vấn đề này; bằng chứng là chúng ta luôn nhìn thấy nhiều kênh truyền hình vệ tinh khác thường truyền tải các biểu hiệu và nghi thức các ngày lễ của họ. Sự nghiêm trọng này càng lớn và nhiều hơn khi mà có một số bộ phận quản lý trong những đất nước Islam với tư tưởng chủ nghĩa thế tục đã tổ chức đón mừng các ngày lễ của người ngoại đạo cũng như các biểu hiệu và nghi lễ của họ; và những hình ảnh được chuyển qua các kênh truyền hình vệ tinh Ả Rập để đến với dân chúng, cho nên những hình ảnh đó đã đánh lừa một số người Muslim do nó được phát hành từ các nước Islam.
Ä Có thể người Muslim đã phải hứng chịu trong lịch sử - đặc biệt là trong các giai đoạn suy thoái - từ sự ảnh hưởng các biểu hiệu của những người ngoại đạo ở một số người do kết quả của việc sống trà trộn với họ. Đây là một trong những điều thúc đẩy nhiều học giả Islam đứng lên khuyến cáo và cảnh báo dân chúng Muslim tránh xa việc bắt chước và “ăn theo” những người ngoại đạo về các ngày lễ cũng như các biểu hiệu của họ. Tiêu biểu trong số họ là Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, học trò của Sheikh học giả Ibnu Al-Qayyim, và hai học giả Azdzdahabi và Ibnu Kathir, tất cả đều sống trong cùng một giai đoạn mà có nhiều sự trà trộn giữa những người Muslim với những người ngoại đạo đặc biệt là với những người Thiên Chúa giáo, một số người Muslim thiếu hiểu biết đã bị ảnh hưởng rất nhiều về các biểu hiệu của họ đặc biệt là ở các ngày lễ của họ; chính vì lẽ này nên các học giả này viết nhiều đến vấn đề đó, một số còn biên soạn thành sách riêng biệt cho chủ đề này, chẳng hạn như Ibnu Taymiyah đã viết trong cuốn sách của ông mang tựa đề “Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem Mukha-lafah Ashab Al-Jaheem: Đi con đường Ngay Chính là làm trái với những người bạn của Hỏa Ngục”, học giả Azdzdahabi viết trong bức thông điệp mang tên “Tashabbuh Al-Khasees bi Ahli Al-Khamees”, ...
Quả thật, Sheikh Ibnu Taymiyah ﷺ đã nói rất dài về những ngày lễ của họ cũng như các việc làm của họ trong các ngày lễ đó, Sheikh đã trình bày rõ về vấn đề những người Muslim thiếu hiểu biết đã bị ảnh hưởng các ngày lễ của họ, Sheikh mô tả các loại ngày lễ của họ cũng như những gì được diễn ra trong các ngày lễ đó từ các nghi lễ, tập tục để người Muslim tha hồ tìm hiểu. Động lực khiến Sheikh biên soạn đến vấn đề này là do có quá nhiều người Muslim đã đi theo những người dân Kinh sách trong các nghi lễ và biểu hiệu của họ.
Sheikh Islam ﷺ trình bày các ngày lễ của họ và đưa ra những khuyến cáo và cảnh báo sau khi đã nói rất dài về chúng: “Mục đích chúng ta không phải đi tìm hiểu kỹ và chi tiết về sự sai lệch của họ mà chúng ta chỉ cần biết những điều không được phép làm, những điều bị ngăn cấm để chúng ta có đủ kiến thức để phân biệt giữa chúng với những điều được phép, những điều khuyến khích và những điều bắt buộc hầu có thể ngăn chặn và tránh xa chúng ra. Điều này cũng giống như chúng ta cần phải biết những điều Haram vì chúng ta được lệnh phải từ bỏ chúng. Do đó, ai không biết những điều bị nghiêm cấm một cách tổng thể cũng như chi tiết thì không thể tránh xa chúng”([11]). Sheikh cũng nói: “Quả thật, tôi chỉ nêu ra những điều sai trái không được phép làm nằm trong những nghi thức tôn giáo của họ do tôi đã thấy một số người Muslim đã bị thử thách bởi một số những điều đó và đa số họ không biết rằng chúng thuộc tín ngưỡng của Thiên Chúa giáo, chứ tôi không biết hết tất cả việc họ làm; thật ra, tôi chỉ nêu ra những gì tôi đã nhìn thấy ở một số người Muslim và những điều đó có nguồn gốc từ họ (Thiên Chúa giáo)”.([12])
Ä Một số ngày lễ của họ biến đổi trong thời đại ngày nay thành một đại hội nhưng vẫn mang một số đặc điểm lễ hội cũ của họ, nhiều người Muslim thường tham gia đại hội đó với họ mà không hề biết đó là lễ hội của họ, chẳng hạn như Thế vận hội Olympic (Đại hội thể thao Olympic) có nguồn gốc từ lễ hội của Hy Lạp, sau đó là người La Mã và sau đó là Thiên Chúa giáo.
Ä Nguyên nhân tìm hiểu điều xấu là để ngăn chặn và tránh. Ông Huzdaifah t nói: “Mọi người thường hỏi Thiên sứ của Allah về điều tốt , còn tôi thì thường hỏi Người về điều xấu vì tôi sợ mình dính vào” (Albukhari ghi lại trong Al-Fitan: 11/30, Muslim ghi lại trong Al-Ima-rah: 1847). Như đã biết rằng điều xấu rất nghiêm trọng, và thật là nguy hiểm khi mà người Muslim rơi vào một điều gì đó từ những nghi lễ của những người vô đức tin nhưng lại không biết đó là một trong những nghi lễ của họ, không biết đó là một trong những tập tục truyền thống của họ mà chúng ta được lệnh phải tránh xa, bởi vì nghi lễ và tập tục của họ là ô uế và lệch lạc.
Ä Nhiều sự tuyên truyền với tiếng nói mạnh mẽ muốn cộng đồng người Muslim ra khỏi sự nguyên thủy độc đáo của họ, muốn loại bỏ các bản sắc riêng và muốn đồng hóa trong hệ thống và đường lối của những kẻ ngoại đạo; họ muốn người Muslim từng bước và từng bước đi theo họ dưới những khẩu hiệu: Nhân đạo, toàn cầu hóa, và sự cởi mở và chấp nhận nền văn hóa người khác. Và để vạch trần sự giả tạo và làm rõ sự thật và để xé đi trang bìa đẹp đẽ đã bao bọc sự tuyên truyền xấu xa kia thì chúng ta hãy lắng nghe lời phán của Allah I:
﴿لِّيَهۡلِكَ مَنۡ هَلَكَ عَنۢ بَيِّنَةٖ وَيَحۡيَىٰ مَنۡ حَيَّ عَنۢ بَيِّنَةٖۗ﴾ [سورة الأنفال: 42]
{Ai tới số chết thì sẽ chết theo bằng chứng rõ rệt và ai sống sót thì sẽ sống theo bằng chứng rõ rệt.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 42).
Mục đích để làm cơ sở cho việc cần phải đi theo Muhammad e và không bị đánh lừa và bị che mắt.
Ä Tạ ơn Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc về ân huệ mà Ngài đã ban cho cộng đồng tín đồ của Muhammad e khi Ngài ban tặng họ những ngày lễ tốt đẹp nhất và hình ảnh tôn giáo hoàn hảo và trọn vẹn nhất. Người Muslim nào tìm hiểu các nghi lễ và biểu hiệu của những người vô đức tin trên các tôn giáo và môn phái khác nhau của họ thì người đó sẽ nhận ra ân huệ to lớn mà Allah I đã ban cho y. Và trong cuốn sách này y sẽ điểm qua nhiều nghi lễ của những người ngoại đạo được diễn ra trong các lễ hội của họ từ việc tôn thờ, sùng kính các bụt tượng cho đến việc xây dựng các câu chuyện cổ tích khác nhau và sáng tạo ra ngày lễ cho phù hợp với những câu chuyện cổ tích đó cho dù câu chuyện có ngớ ngẩn như thế nào, các nghi lễ đó mang cả những thứ đồi trụy với những hình ảnh khỏa thân; họ lấy những thứ đồi trụy làm tín ngưỡng tôn giáo để hành đạo và thờ phượng ngoài Allah I, và họ lấy các nghi lễ làm nền tảng cho các lễ hội và tôn giáo của họ. Bởi thế, nếu một người Muslim thấy được sự lệch lạc này của họ thì điều đó dẫn y đến việc tạ ơn Allah I khi Ngài đã hướng dẫn y đến với tôn giáo Islam, một món quà bằng an và tốt lành, tốt đẹp hơn những gì mà những người khác đã rơi vào từ tội lỗi, thái quá và lệch lạc nhưng cứ tưởng mình đang ở trên một điều gì đó tốt đẹp và thiêng liêng; và họ như những người được Allah I phán trong Qur’an:
﴿ٱلَّذِينَ ضَلَّ سَعۡيُهُمۡ فِي ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا وَهُمۡ يَحۡسَبُونَ أَنَّهُمۡ يُحۡسِنُونَ صُنۡعًا ١٠٤﴾ [سورة الكهف: 104]
{Những ai đã phí mất công lao nơi trần gian trong lúc họ cứ nghĩ rằng họ đang được điều tốt đẹp trong việc làm của họ.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 104).
¯ Các ngày lễ hội của Fir’aun (Pharaoh):
Thời đại các vua chúa Fir’aun có bề dài lịch sử được phủ đầy bởi sự vô đức tin, tàn bạo và bất công, trong Qur’an, Allah I đã đề cập đến các ngày lễ của họ, tiêu biểu như:
1- Ngày lễ Azzinah, Allah đề cấp đến ngày này trong lời phán của Ngài:
﴿مَوۡعِدُكُمۡ يَوۡمُ ٱلزِّينَةِ وَأَن يُحۡشَرَ ٱلنَّاسُ ضُحٗى ٥٩﴾ [سورة طه: 59]
{Cuộc hẹn của quí ngài sẽ nhằm vào ngày đại hội Azzinah, và hãy cho dân chúng tụ tập vào lúc mặt trời lên cao khoảng một sào.} (Chương 20 – Taha, câu 59).
Muja-hid, Qata-dah, Assadi và Ibnu Zaid nói rằng ngày Azzinah là ngày đại hội của họ.([13])
2- Lễ Phục sinh([14]): Là ngày thiêng liêng và vui vẻ của họ trong những ngày mùa xuân đối với ai thờ phượng thần linh khác ngoài Allah I. Sheikh Mahfouzh nói về những điều trụy lạc và đồi bại đáng xấu hổ diễn ra trong ngày lễ này, đó là những nhóm người hư đốn gồm nam nữ thanh niên và cả người lớn tuổi đến các khu vườn bên các con sông để uống rượu và quan hệ thác loạn; họ cho rằng đó là ngày được phép làm tất cả mọi việc theo sở thích của họ.
Một trong nghi thức tín ngưỡng của họ trong ngày hôm đó: họ đặt củ hành bên dưới đầu của người đang ngủ và treo ở các cánh cửa với niềm tin rằng nó xua tan sự lười biếng, rủi ro và bệnh tật. Đây chỉ được giới hạn trong các ngày lễ của Fir’aun (Pharaoh), có lời thì nói rằng nó được tạo ra bởi giáo phái Coptic (Giáo hội Cớ Đốc Ai Cập). Nhiều người Ai cập – đặc biệt là những người Coptic vẫn còn tổ chức lễ hội này và nhiều người Muslim cũng tham gia hưởng ứng cùng với họ; và gần đây, một số người trong những người Ai Cập hay Coptic yêu cầu tổ chức ngày lễ này thành ngày lễ chính thức để bảo tồn các di sản của các vua Fir’aun (Pharaoh).
¯ Các lễ hội của người dân Ả Rập thời Jahiliyah:
1- Lễ hội liên quan đến địa điểm và nơi chốn: Đó là địa điểm và nơi chốn các thần linh và bụt tượng của họ. Những đại thần linh được mọi người du hành từ xa đến viếng đông đảo nhất là thần Al-Lat của cư dân Ta-if, thần Al-Uzza của cư dân Makkah, thần Manaah của cư dân Madinah, thần Zdu Al-Khulasah của cư dân Yemen, thần Nakhlah Sahooq của cư dân Najraan. Cứ như thế, mỗi một khu vực hay mỗi một vùng đều có một thần tượng, họ tổ chức lễ cúng viếng các thần tượng đó trong những mùa nhất định và thiết lập các ngày lễ định kỳ hàng năm.
2- Các lễ hội liên quan đến thời gian: Có rất nhiều lễ hội như những ngày lễ kỷ niệm ăn mừng sự chiến thắng và vui mừng cho một sự kiện nào đó của họ. Các lễ hội này diễn ra khác nhau tùy theo từng bộ tộc của họ, tiêu biểu cho các ngày lễ đó chẳng hạn như ngày Assab’, ngày Assaba-sub, ..([15])
¯ Các lễ hội của Hy Lạp:
Có rất nhiều tháng trong năm của Hy Lạp, chúng được đặt tên theo các lễ hội của họ, và những ngày lễ của họ được tổ chức đều do những người giàu có tài trợ. Nhìn chung các lễ hội của họ đều liên kết với các nghi lễ tín ngưỡng thờ thần tượng của họ được dựa trên nhiều vị thần. Quả thật, các ngày lễ của họ rất nhiều mang ý nghĩa để thư giản và nghỉ ngơi sau những cuộc sống đơn điệu, các ngày lễ của họ nhiều đến mức hình như tháng nào cũng có ngày lễ trừ một tháng duy nhất đó là tháng (Memktrion)([16]).
Các lễ hội của họ được đánh dấu bởi sự khiêu dâm, vô đạo đức, say xỉn và giải phóng bản năng động vật để làm những gì họ muốn. Các lễ hội của họ thường mang một cái gì đó rất nhiều mê tín và lệch lạc chẳng hạn như gọi hồn của những người chết đến sau đó thả các linh hồn đó đi khi kết thúc lễ.
Ngày lễ quan trọng nhất của họ:
Đại hội Olympic hoặc Olympia được tổ chức mỗi bốn năm tại (Elias). Olympic lần đầu tiên được công nhận vào năm 776 TCN và đại hội Olympic này là một trong những lễ hội lớn nhất của họ và nó đươc tổ chức theo mùa, và kể từ mốc thời gian đó các trò chơi thể thao được lồng ghép vào thành thế vận hội thể thao Olympic. Lúc đó, nó chỉ mang tính riêng tư của dân tộc và quốc gia của họ đến nỗi có lời nói rằng quả thật Hy Lạp lấy làm tự hào đối với sự thắng lợi của đại hội Olympic còn hơn niềm tự hào đối với sự giành thắng lợi trong các cuộc chinh chiến, và nó là lễ hội lớn nhất trên thế giới của những người Hy Lạp vào thời điểm đó.([17])
Các trò chơi này vẫn được tổ chức với sự tài trợ của các quốc gia Thiên Chúa giáo với tên gọi và những nghi thức cũ; và nhiều người Muslim đã tham gia và hưởng ứng cùng với họ, đây là một trong những điều đòi hỏi phải nghiên cứu chi tiết và phân tích kỹ lời nói trong vấn đề này:([18])
¯ Thế vận hội Olympic thuộc tâm điểm tôn giáo thờ thần tượng của Hy Lạp:
Thế vận hội Olympic, lễ hội đã trải qua một chặn đường dài lịch sử kể từ khi nó hình thành cho đến khi nó được thịnh vượng trong thời đại ngày nay là có nguồn gốc xuất xứ từ tôn giáo thờ thần tượng của Hy Lạp. Kết luận cho điều này dựa trên những điều sau đây:
Hy Lạp là đất nước thờ các thần tượng, tôn giáo của họ dựa trên nhiều thần linh khác nhau, vị đứng đầu trong các thần linh của họ được mệnh danh Chúa của các vị Chúa có tên (Zeus). Tín ngưỡng thờ thần tượng của người Hy Lạp được pha trộn giữa các nghi thức thờ cúng và thể thao; và đại hội thể thao Olympic được dựng lên để tôn vinh vị thần lớn nhất trong các vị thần của họ đó là Zeus cùng với các vị thần phò tá khác của Zeus.([19])
Họ tin rằng những trò chơi thể thao như thế này sẽ làm vui các linh hồn đã chết để các linh hồn đã chết không làm phiền và gây hại đến họ([20]).
Như vậy, qua những điều được nói trên chúng ta biết được rằng các trò chơi thể thao trong đại hội thể thao Olympic không đơn thuần chỉ là những trò chơi giải trí, mà nó còn mang mục đích của sự thờ phượng các bụt tượng mà họ đã thờ phượng ngoài Allah Tối Cao, và ý nghĩa thi đấu trong các trò chơi thể thao là để hài lòng các thần linh bụt tượng của họ và để những linh hồn đã chết không gây phiền hà và quấy nhiễu đến họ - theo các truyền thuyết và những câu chuyện huyền thoại của họ.
Olympic là tên có nguồn gốc từ (Olympia) một đồng bằng nhỏ thuộc vùng Elias ở Hy Lạp cổ đại. Đồng bằng Olympia là trung tâm thờ phượng của họ và chứa đựng nhiều công trình linh thiêng trong tôn giáo của họ.
Trong đồng bằng nhỏ này có một ngôi làng mang tên chính cái tên của đồng bằng được gọi làng Olympia. Ngôi làng này nổi tiếng với những đền thờ, nơi tụ tập tất cả người dân Hy Lạp của cả nước trong mỗi bốn năm một lần. Ngôi đền thờ lớn nhất tại đây chứa vị thần lớn nhất trong các vị thần của họ, đó là thần Zeus, nằm trên một ngọn núi được gọi là núi Olympian, quả núi này được coi là quả núi linh thiêng nhất đối với họ, và thung lũng của nó là thung lũng linh thiêng nhất, còn ngôi làng của quả núi này là ngôi làng linh thiêng nhất đối với họ.
Lễ hội Olympic với các nghi thức và các trò chơi của nó được diễn ra trên một đấu trường thiêng liêng có tên gọi là ALTIS nằm ở chân đồi Kronos. Họ cho rằng Kronos là cha của vị thần Zeus. Khi vào mùa lễ hội thì họ dựng lều lên cho những đoàn đại biểu xung quanh chỗ thiêng liêng, còn xung quanh vùng đất thiêng liêng thì họ xây dựng sân vận động để cho những người tham gia trò chơi thể thao thi đấu([21]).
Cho đến nay, các văn bản điều ước bởi dân chúng Hy Lạp vào năm 884 dương lịch vẫn còn được lưu giữ tại bảo tàng thành phố Olympia của Hy Lạp, trong đó có ghi: (Olympia là một nơi linh thiêng, ai dám vào với vũ khí trong tay là đã vi phạm sự thánh thiêng của nó)([22]).
Thời gian của lễ hội Olympic là vào những ngày bắt đầu chuyển giao sang mùa hè tức khoảng đầu tháng bảy.
Khi bắt đầu mỗi kỳ Olympic, các tông đồ thường ra khỏi làng Olympic để công bố những ngày linh thiêng đã bắt đầu, chính vì vậy họ được gọi với biệt danh là những “sứ giả hòa bình”, họ sẽ đi qua khắp các vùng đất của Hy Lạp, tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn "thiêng liêng" cho tất cả các cuộc chiến tranh giữa các thành bang. Các thỏa thuận ngừng bắn sẽ vẫn được giữ nguyên trong suốt thời gian của Olympic. Điều này mang ý nghĩa đảm bảo an ninh để các đoàn viếng cũng như các vận động viên tham gia trò chơi thể thao du hành đến qua đường biển cũng như đường bộ mà không phải gặp bất cứ kẻ thù nào có ý xấu với họ; hơn nữa, sự thông báo đã vào mùa lễ hội nhằm để chấm dứt lập tức các tranh chấp, các xung đột và ngừng chiến tranh với ý nghĩa cống hiến cho dân tộc mình([23]).
Logo của Thế vấn hội Olympic trong thời đại ngày nay là năm vòng tròn lồng vào nhau, họ nói: đó là tượng trưng cho năm châu lục của thế giới([24]).
Thực chất năm vòng tròn lồng vào nhau này là biểu trưng cổ xưa của Hy Lạp chứ không phải là tượng trưng cho năm châu lục như họ nói, tuy nhiên, biểu trưng xưa là năm đĩa tròn được thiết lập bởi Aevitus, vị vua của Elias, dùng để làm con dấu cho lệnh ngừng chiến giữa dân chúng Hy Lạp năm 884 dương lịch([25]).
Có nhiều minh chứng cho thấy rằng đại hội thể thao Olympic mang hình thức tôn giáo thờ thần tượng, tiêu biểu:
1- Aasoukrat, người được mệnh danh là nhà tiên tri của Hy Lạp nói một bài phát biểu rất nổi tiếng, đây là bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm một trăm năm lễ hội Olympic, ông nói: “Chúng ta hãy tôn vinh các vị này, các vị đã tạo ra cho chúng ta các ngày lễ đáng ca ngợi và để lại cho chúng ta di sản này. Nhờ phúc của họ chúng ta được hội ngộ tại một nơi sau khi chúng ta đã thông báo lệnh ngưng chiến và xung đột. Bởi thế, chúng ta hãy đọc lời cầu nguyện, hãy dâng lên các vị thần của chúng ta những vật tế, chúng ta hãy cảm nhận tất cả linh hồn chúng ta trong một tâm hồn duy nhất rằng chúng ta từ chung một nguồn gốc”([26]).
2- Họ cổ vũ những vận động viên vô địch trong các cuộc thi đấu, những nhà thơ ca ngợi họ bởi những lời thơ được dân chúng đọc trong các lễ cầu nguyện của họ. Vận động viên nổi tiếng nhất của họ là Diaguars, được nhà thơ Pindar làm một bài thơ ca ngợi và nó được những người cầu nguyện đọc lên trong đền thờ Munirfah – nữ thần trí tuệ của họ - tại Lindy và trên bức tường của ngôi đền thờ này có khắc các dòng chữ bằng vàng, trong đó có lời: “Tại nơi này, nơi giết tế cừu và tổ chức Thế vận hội Olympic mừng Diagoras với vương miệng chiến thắng ...”([27]).
Thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic của Hy Lạp – sau biến động – là đúng một tuần; ngày đầu tiên của lễ hội là ngày để họ giết tế và những ngày còn lại sau đó là cho cuộc thi đấu thể thao.
Những người tham gia thi đấu thể thao và gia đình của họ thực hiện lời cầu nguyện tạ ơn và dâng lên các con vật hiến tế mang tên của họ và tên của nước chủ nhà.
Những người tham gia lễ hội thực hiện nghi thức thề trước bàn thờ của vị thần linh tối cao của họ Zeus để bảo vệ giao ước. Lời thề nguyện thường được đọc lên trên con vật tế, và con vật tế thường là heo được cắt ra thành bốn phần. Và cùng tham gia nghi thức thề nguyện thiêng liêng với họ có những người thân và gia đình của họ như một biểu trưng của sự đoàn kết và gắn bó của một đại gia đình Hy Lạp([28]).
Những người tham gia thi đấu lễ hội trước khi bắt đầu cuộc thi đấu thì họ thường cởi hết quần áo của họ, họ cởi giày và bước chân không đến một nơi dành riêng, họ thoa dầu lên cơ thể, sau đó họ xuất hiện trên sân với cơ thể khỏa thân hoàn toàn hướng về bức tượng của vị thần Zeus để tuyên thề rằng họ đang trong những trò chơi thiêng liêng và họ sẽ không gian lận và quyết đấu hết mình.
Chính vì vậy lễ hội thể thao này được gọi với tên gọi là (Gymnastique) theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là trần truồng hay khỏa thân([29]).
Các trò chơi thể thao hiện đại được công nhận vào mục chính thức vào năm 1920, tuy nhiên với một hình thức khác, đó là một vận động viên đại diện của quốc gia đứng trên sân nhà và bên cạnh anh ta là một vận động viên khác cầm lá cờ nước của mình, cả hai hướng tới người cầm lá cờ Olympic ở phía trước (ban công) nơi của đoàn đại biểu và những thành viên trong Ủy ban Olympic quốc tế cũng như những nhà phụ trách các trò chơi, người vận động viên này tay trái cầm lá cờ Olympic và tay phải giơ lên và nói to: “Thay mặt cho tất các vận động viên tham gia rằng chúng tôi đã sẵn sàng cho Thế vận hội Olympic danh dự, chúng tôi xin trung thực tuân thủ đúng theo các quy định và luật lệ thi đấu với tinh thần thể thao nhằm đề cao hình ảnh của thể thao và danh dự của các đội thể thao”([30]).
Các trận đấu Olympic sẽ được diễn ra với các giai điệu của tiếng sáo, các thí sinh sẽ thi đấu bằng cả sự nhiệt quyết với niềm hy vọng giành chiến thắng và khát khao sự nổi tiếng và mong muốn trong sâu thẳm rằng các vị thần sẽ hài lòng với sự biểu hiện của họ([31]).
Khi Thế vận hội Olympic kết thúc, họ sẽ công bố tên những người chiến thắng và trao cho họ các giải thưởng, và biểu tượng của giải thưởng đó là một nhánh cây Ô-liu thiêng liêng được kể lại trong các câu chuyện huyền thoại của họ rằng Heracles([32]) là người đã đưa loại cây này đến vùng đất linh thiêng Olympia này. Và những chiếc nhánh cây Ô-liu được cắt tỉa theo hình thức nhất định của tôn giáo bởi những cậu bé thuộc các gia đình ưu tú và quí tộc có cha vẫn còn sống, chúng được dát vàng và ngà voi và được đặt trang trọng trên chiếc bàn của những người tiếng tăm của khu vực chủ nhà.
Sau đó, thế vận hội Olympic được bế mạc bởi một bữa đại tiệc dành cho những người chiến thắng cũng như các đại diện chủ nhà với những con vật được giết tế cho thần Zeus, họ thực hiện giống như những gì đã làm tại lễ khai mạc Thế vận hội([33]).
Trong đại hội thể thao Olympic của Hy Lạp thì không có vinh dự nào cao quý và vinh quang hơn việc giành được chiến thắng một trong những môn chơi thể thao nào đó của Thế vận hội. Người giành chiến thắng trong tất cả các trận thi đấu được coi là người đã mang lại vinh quang và danh dự lớn lao, y được coi là một vị anh hùng, y được ngưỡng mộ và tôn vinh lên đến cấp bậc của một vị thánh và thần tượng.
Khi Thiagnis (Theagennes) giành được chức vô địch tại đảo Thassos([34]) trong các trận đấu quyền anh thì được dân chúng tôn vinh, họ cho rằng ông là con trai của vị thần Apollo qua việc vị thần này đã có sự kết nối linh thiêng với mẹ của ông. Hình tượng của nhà vô địch quyền anh này được họ dựng lên khắp nơi từ làng Olympia, một vùng đất thánh, cho đến các nơi khác như Delphi([35]), đảo Thassos quê hương của ông. Trong nhiều sách viết cũng như những tác phẩm khắc chữ trong bia mộ của Hy Lạp đều có nói về những câu chuyện thần thánh và thiêng liêng của bức tượng nhà vô địch này.
Nguyên nhân cho sự việc đó: niềm tin và quan niệm của họ là những thần linh của họ cũng là những con người phàm tục giống như họ, tuy nhiên, những vị thần linh đó mang những đặc điểm cao quý và có sức mạnh thân thể vượt trội hơn bao người phàm tục khác([36]).
Lịch sử về ngọn đuốc Olympic có nguồn gốc từ thời đại của những người Hy Lạp. Lửa đối với những người Hy Lạp là một thứ gì đó rất thiêng liêng trong tôn giáo của họ; nó là biểu trưng của sự trong sạch và tinh khiết. Những ngọn lửa luôn được đốt lên trong các đền thờ của người Hy Lạp, đặc biệt là đền thờ Zeus, nơi giám sát Thế vận hội Olympic cổ đại. Việc đốt cháy ngọn lửa Olympic là một vinh dự để ca ngợi người chiến thắng trong cuộc thi đấu và nó được đốt lên hai bên lối vào của ngôi đền thiêng của Zeus.
Khi lửa được đốt lên để bắt đầu kỳ Olympic thì các cuộc chiến đều ngưng lại trong đất nước của người Hy Lạp cổ đại, tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn "thiêng liêng" cho tất cả các cuộc chiến tranh giữa các thành bang.
Việc đốt đuốc đã ngừng lại sau một thời gian dài, nó bắt đầu trở lại trong kì Thế vận hội hiện đại đầu tiên được tổ chức vào năm 1928 đánh dấu sự quay trở lại của hình ảnh ngọn lửa cháy sáng trong suốt thời gian diễn ra các cuộc tranh tài. Đài lửa được thắp sáng, nhưng không có rước đuốc. Rồi đến năm 1936 tại Thế vận hội Olympic kì thứ mười một mùa hè Berlin, rước đuốc mới chính thức trở thành một phần của Olympic hiện đại.
Xưa kia, ngọn lửa được đốt lên tại bàn thờ linh thiêng của vùng Olympia, nhưng trong thời hiện đại nó đã trở thành biểu tượng trong lễ khai mạc Olympic bằng hình thức rước đuốc. Những người tham gia chạy rước đuốc sẽ rước đuốc từ thung lũng Olympia – nơi tổ chức mùa giải Olympic cũ – và nó nằm trong Athens, thủ đô của Hy Lạp ngày nay. Và hành trình chạy rước đuốc thu hút hàng ngàn người tham gia, và điểm bắt đầu cho cuộc hành trình là từ bàn thờ linh thiêng ở thung lũng linh thiêng Olympia cho đến nơi đăng cai mùa giải Olympic. Những người tham gia chạy rước đuốc bắt đầu cuộc hành trình từ bốn tuần trước khi lễ khai mạc Olympic bắt đầu. Ngọn đuốc được vận chuyển từ nước này qua nước khác, qua núi qua đại dương, bằng các phương tiện máy bay, tàu thuyền. Vào cuối hành trình rước, người rước đuốc cuối cùng sẽ tiến vào sân vận động Olympic ở thành phố chủ nhà rồi thắp sáng chảo lửa Olympic và ngọn đuốc sẽ vẫn cháy cho đến khi bế mạc([37]).
Thế vận hội luôn có những nghi thức, một trong những nghi thức tiêu biểu của Olympic trong thời hiện đại là cuộc diễu hành của các đội tuyển đến từ mỗi quốc gia tham dự tại sân vận động chính. Đội Hy Lạp luôn là đội được sắp xếp đi đầu để kỉ niệm nguồn gốc xa xưa của thế vận hội, sau đó mới đến các đội tuyển của các quốc gia khác và đội nước chủ nhà luôn là đội đi sau cùng. Sau đó, lá cờ Olympic được nâng cao lên, những chiếc còi bằng sừng được thổi lên và bắn pháo đánh dấu sự bắt đầu([38]).
¯ Giáo luật về việc tham gia Thế vận hội Olympic trong thời hiện đại
Như đã biết rằng có rất nhiều nghi lễ thờ thần tượng, những niềm tin và tín ngưỡng sai lệch mà những người Hy Lạp cổ đại đã thờ phượng các thần linh khác ngoài Allah I. Và hầu hết các nghi thức mang tính tôn giáo vẫn còn tồn tại trong Thế vận hội thời hiện đại ngày nay, chẳng hạn như giết con vật cúng tế cho các thần tượng, tôn vinh các nhà vô địch như thần thánh, ... tuy những nghi thức thờ thần tượng không đồng nghĩa với mê tín dị đoan đối với thời hiện đại nhưng những nghi thức đó, những nghi lễ đó thuộc những nghi lễ cổ xưa được gìn giữ cho đến ngày nay, và không ai phủ nhận bản thân thế vận hội Olympic hiện đại được tổ chức mỗi bốn năm một lần được dựa trên thế vận hội Olympic cổ xưa. Và những điều đó được thể hiện rõ trong những điều dưới đây:
1- Thế vận hội Olympic được phục hồi lại trong thời hiện đại vào năm 1896 bởi một người Pháp tên Coubertin([39]). Thế vận hội Olympic hiện đại được sáng lập trong bối cảnh quốc gia Hy Lạp đối mặt với khó khăn tài chính, mặc dù đối mặt với khó khăn nhưng thế vấn hội vẫn được sáng lập mục đích chỉ để bảo tồn thế vận hội cũng như để kết nối hiện đại với quá khứ của thế vận hội.
2- Thế vận hội vẫn được gọi với cái tên cổ xửa mang tín ngưỡng thờ thần tượng, đó là Olympic. Người tham gia thi đấu được gọi là vận động viên Olympic, đội tuyển Olympic và người chiến thắng gọi là nhà vô địch Olympic. Và Olympic có nguồn gốc từ cái tên của một ngôi làng linh thiêng ở Hy Lạp, trong đó có nhiều đền thờ và các tượng đài mà họ đã thờ phượng các thần linh ngoài Allah I.
3- Thời gian diễn ra thế vận hội Olympic hiện đại cũng vào đúng những thời gian của các dịp lễ tết cổ xưa trong tôn giáo của Hy Lạp, tương tự, thời gian diễn ra đại hội cũng như chu kỳ của nó cũng giống như thời cổ xưa tức bốn năm một lần.
4- Biểu tượng của thế vận hội Olympic hiện đại cũng là biểu tượng của thế vận hội Olympic cổ xưa của Hy Lạp, đó là năm vòng tròn lồng vào nhau được coi như một sự thỏa thuận ngừng chiến thiêng liêng để ngưng tất cả các cuộc chiến trong suốt thời gian diễn ra thế vấn hội thiêng liêng của Hy Lạp.
5- Ngọn đuốc Olympic cổ xưa được đốt lên tại bàn thờ linh thiêng cổ vào lúc khai mạc của mỗi kỳ Olympic vẫn được duy trì và lưu giữ trong các kỳ Olympic hiện đại; ngọn đuốc của Olympic hiện đại được di chuyển từ Olympia, vùng đất thánh của Hy Lạp qua các quốc gia khác để đến với quốc gia đăng cai Olympic và nó được thắp sáng trong suốt những ngày diễn ra của Olympic.
6- Đội tuyển của quốc gia Hy Lạp luôn là những người đầu tiên bước ra sân vận động Olympic trong nghi thức diễu hành khai mạc mỗi kỳ Olympic, các đội tuyển của các các quốc gia khác luôn là những người bước ra sau họ, việc làm đó để thừa nhận ân phúc ngày lễ của họ.
7- Tất cả các soạn giả viết về Olympic – về nguồn gốc và xuất xứ - đều nói rằng Olympic hiện đại đều có mối liên hệ và sự tương đồng với Olympic cổ xưa, một hình thức tôn giáo của Hy Lạp, và họ khẳng định những gì được diễn ra trong các kỳ Olympic hiện đại đều được dựa trên những gì trong Olympic cổ.
Dựa theo những điều nói trên thì không ai có thể tranh cãi rằng Olympic hiện đại chính là Olympic cổ xửa sau khi đã bôi xóa đi một số nghi lễ tôn giáo thờ thần tượng đã không còn phù hợp với điều kiện tự nhiên của thời đại ngày nay.
Cho nên việc yêu cầu cho tổ chức nó tại quốc gia Islam hoặc tham gia nó là một sự tham gia vào lễ tết thờ thần tượng thuộc lễ hội của những người ngoại đạo.
Thiên sứ của Allah e đã cấm những việc làm trong đó có sự nghi ngờ rằng nó thể hiện sự tôn sùng ai khác ngoài Allah I ngay cả người chủ thể thực hiện việc lam đó thành tâm vì Allah I duy nhất bởi vì Người sợ các tín đồ rơi vào tội Shirk và bởi vì Người muốn chặn lại những con đường cũng như những phượng tiện dẫn đến Shirk. Ông Tha-bit bin Adh-Dhahaak t thuật lại rằng có một người trong thời của Thiên sứ e đã thề nguyện giết tế con lạc đà tại Bauwa-nah. Y đến gặp Thiên sứ e và nói: Quả thật, tôi đã thề nguyện giết tế con lạc đà tại Bauwa-nah. Thiên sứ của Allah e hỏi các vị Sahabah:
))هَلْ كَانَ فِيهَا وَثَنٌ مِنْ أَوْثَانِ الْجَاهِلِيَّةِ يُعْبَدُ((
“Tại đó có bụt tượng nào được thờ phượng trong thời Jahiliyah không?”.
Các vị Sahabah nói: Thưa không có. Người e hỏi tiếp:
))هَلْ كَانَ فِيهَا عِيدٌ مِنْ أَعْيَادِهِمْ((
“Có lễ hội nào của họ được tổ chức tại đó không?”.
Các vị Sahabah nói: Thưa không có. Thiên sứ của Allah e nói với người đàn ông đó :
))أَوْفِ بِنَذْرِكَ فَإِنَّهُ لاَ وَفَاءَ لِنَذْرٍ فِى مَعْصِيَةِ اللهِ وَلاَ فِيمَا لاَ يَمْلِكُ ابْنُ آدَمَ((
“Hãy thực hiện sự thề nguyện của anh, bởi quả thật không được phép thực hiện sự thề nguyện về điều trái lệnh Allah và cũng không cần thực hiện sự thề nguyện về điều mà con cháu Adam không có khả năng” (Abu Dawood và Attabra-ni ghi lại)([40]).
Chú ý trong Hadith thì thấy rằng Thiên sứ của Allah e quan tâm đến nguồn gốc của địa điểm và nơi chốn chứ Người e không nói gì đến sự định tâm của người đàn ông đó trong việc ông ta lựa chọn địa điểm được nói, và Người cũng không hề hỏi người đàn ông đó giết tế cho ai: giết tế dâng lên Allah I hay dâng lên địa điểm đó bởi lẽ sự việc đã rõ ràng; mà Người e chỉ hỏi về lịch sử của địa điểm mà người đó muốn giết tế rằng ở đó có bụt tượng nào được thờ cúng trong thời Jahiliyah không? ở đó có được tổ chức lễ lộc gì của họ không? Và khi được trả lời ở đó không có những gì mà Người đã hỏi thì Người cho phép người đó giết tế dâng lên Allah I ở chỗ đó.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah ﷺ nói: “Điều này chỉ ra rằng nếu địa điểm nào đó là chỗ được tổ chức lễ lộc của họ (người ngoại đạo) thì không được phép giết tế ở đó cho dù đã thề nguyện (bởi vì thề nguyện thì bắt buộc phải làm), tương tự, nếu ở đó là nơi có thần tượng của họ thì cũng không được phép giết tế nơi đó; nếu không thì điều đó là nhằm mục đích tôn vinh nơi đó, nơi mà họ đã tôn vinh nó bằng các lễ lộc của họ hoặc là nhằm mục đích tham gia cùng với họ trong lễ hội của họ hoặc là nhằm mục đích bảo tồn và khôi phục lại biểu hiệu lễ hội của họ ở nơi đó ... và nếu như ấn định một nơi mà đó là nơi lễ lộc của họ đã bị cấm thì nói chi đến bản thân lễ lộc của họ?”([41]).
Thế vận hội Olympic không phải là thời gian của lễ hội cũng như không phải là nơi chốn của lễ hội, mà nó chính là lễ hội.
Mặc dù Olympic trong thời hiện chỉ đơn thuần là những cuộc thi đấu thể thao nhưng nguồn gốc của nó từ nền tảng tôn giáo thờ bụt tượng, không được phép tham gia bởi hai điều sau:
- Thế vận hội Olympic được bao bọc bởi tàn tích của lễ hội thờ thần tượng: tên gọi, thời gian, biểu tượng và các nghi thức.
- Những cuộc thi đấu thể thao của Olympic khi nhìn vào thì cứ tưởng chừng đó chỉ đơn thuần là các cuộc thi đấu thể thao nhưng thực chất đối với những người thờ thần tượng Hy Lạp thì đó là sự thờ phượng mà họ dâng hiến cho vị đại thần linh của họ, thần linh của các thần linh (Zeus); bởi vì họ tin rằng những gì họ tổ chức các cuộc thi đấu thể thao như chạy điền kinh, đánh quyền anh, đô vật và những môn thể thao khác là để vị thần linh của họ hài lòng về họ và để làm vui lòng các linh hồn của những người đã chết hầu không gây phiền và làm hại họ.
Và thế vận hội Olympic trong thời hiện đại ngoài nguồn gốc tên gọi, thời gian, biểu tượng là của lễ hội cho tín ngưỡng thờ thần tượng thì nó còn được đưa vào nghi thức rước đuốc linh thiêng từ một nơi linh thiêng của những người thờ thần tượng. Như vậy Olympic hiện đại rõ ràng cũng là một lễ hội thờ thần tượng bởi vì những gì diễn ra trong đó cũng là những gì được diễn ra trong lễ hội thờ thần tượng.
Trong Hadith được nêu ở trên, Thiên sứ của Allah e đã không hỏi người thề nguyện về mục đích và tâm niệm của y mà Người chỉ hỏi về địa điểm đã thề nguyện.
Nếu thực sự những người sáng lập thế vận hội Olympic trong thời hiện đại chỉ đơn thuần mong muốn và quan tâm đến thể thao thì chắc chắn họ đã không kết chặt Olympic hiện đại với các nền tảng linh thiêng của Hy Lạp cổ xưa về thời gian, biểu tượng, tên gọi và các nghi thức, bởi lẽ họ có thể sáng lập ra những cuộc thi đấu thể thao không có bất cứ mối liên quan nào đến tôn giáo thờ thần tượng của Hy Lạp giống như bao cuộc thi đấu thể thao khác đã được họ sáng lập ra trong thời hiện đại. Tuy nhiên, thực chất họ chỉ muốn lễ hội cổ đại được tổ chức trong tôn giáo của Hy Lạp mà thôi, đó là mục đích chính của họ.
Giả sử như có ai đó muốn thừa kế di sản văn hóa của người Ả Rập thời Jahiliyah, y khoanh vùng của thần Allaat, Al-Izza hoặc Manaah, y khôi phục lại các nghi thức thờ đa thần của người Ả Rập trong việc thờ cúng và sùng bái của họ đối với các thần linh của họ, sau đó, y tổ chức các cuộc thi đấu thể thao mang biểu tượng của những thần linh được người Ả Rập Jahiliyah tôn thờ này thì chắc chắn việc làm của y là khôi phục và bảo tồn tôn giáo thờ đa thần, không được phép tham gia các cuộc thi đấu thể thao mà y đã tổ chức. Đối với thế vận hội Olympic cũng giống như thế. Không những vậy, Olympic mang tính chất nghiêm trọng hơn bởi vì nó được phủ đầy bởi những nghi lễ tôn giáo thờ thần tượng cổ đại, vì những người Hy Lạp đã thờ phượng thần linh của họ với những cuộc thi đấu mà thế vấn hội Olympic hiện đại tổ chức. Đối với những người Hy Lạp thì các cuộc thi đấu thể thao là hình thức thờ phượng chứ không phải là thể thao. Hơn nữa sự Shirk (tổ hợp với Allah thần linh ngang vai) của những người Hy Lạp cổ còn nghiêm trọng hơn sự Shirk của người Ả Rập bởi lẽ những người Hy Lạp cổ tồn sùng các bụt tượng và các linh hồn của những người đã khuất với niềm tin rằng các bụt tượng và các linh hồn đó mang lại lợi ích cũng nhưu gây hại cho họ; còn những người Ả Rập thời Jahiliyah, đa số họ tôn sùng các bụt tượng với niềm tin rằng các bụt tượng đó sẽ đưa họ đến gần Allah I hơn như Qur’an đã phán cho biết về họ:
﴿مَا نَعۡبُدُهُمۡ إِلَّا لِيُقَرِّبُونَآ إِلَى ٱللَّهِ زُلۡفَىٰٓ﴾ [سورة الزمر: 3]
{Chúng tôi không tôn thờ họ mà chỉ nhờ họ đưa chúng tôi đến gần Allah mà thôi.} (Chương 39 – Azzumar, câu 3).
Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng không được phép tham gia thế vận hội Olympic và càng không được tổ chức tại các quốc gia của những người Muslim. Người nào tham gia Olympic thì người đó đã tham gia vào các cuộc thi đấu thể thao có nguồn gốc từ hình thức thờ phượng các thần tượng – cầu xin Allah I che chở tránh khỏi điều đó([42]).
¯ Các lễ hội của La Mã
La Mã là một cộng đồng có nhiều lễ hội nhất, trong mỗi một năm họ có đến hơn một trăm lễ hội, trong đó, những lễ hội đáng chú ý nhất là một số lễ hội thần thánh hóa người chết, các linh hồn ở thế giới ngầm (âm phủ, âm ti, địa ngục), các lễ hội của họ chủ yếu thường mang ý nghĩa tạo sự an lạc cho người chết và dập tắt các cơn giận của họ.
Đa số các lễ hội của họ luôn được chế ngự bởi sự giải phóng bản năng và buông thả theo lòng ham muốn và dục vọng, và thực tế này được chứng minh bởi nhà viết kịch hài Plautus qua câu nói của ông: trong khả năng của bạn, bạn cứ ăn những gì bạn muốn, đi đến đâu bạn muốn và yêu thích người nào bạn muốn([43]).
Lễ tình yêu([44]): nó được ăn mừng vào ngày 14 tháng hai hàng năm nhằm để biểu hiện niềm tin tôn giáo thờ thần tượng của họ, đó là tình yêu dành cho đức thánh. Ngày lễ này được hình thành trước năm 1700 vào thời điểm tín ngưỡng thờ thần tượng đang thịnh hành và phổ biến ở La Mã. Đất nước của họ đã loại trừ những ngày của tín ngưỡng thờ thần tượng dưới tay của vị thánh Valentine, người đã cải đạo sang Thiên Chúa giáo từ tín ngưỡng thờ thần tượng. Và khi đất nước La Ma chuyển sang đạo Thiên Chúa thì họ giữ lại ngày lễ này. Họ lấy ngày mà thánh Valentine tử vì đạo làm ngày ăn mừng cho các vị tử đạo.
Ngày lễ này được Mỹ và các nước châu Âu vẫn ăn mừng cho đến tận ngày nay với thông điệp tôn vinh tình bạn bè khác phái, hâm nóng tình yêu giữa các cặp vợ chồng và giữa các đôi tình nhân, và ngày lễ ngày đã trở thành một hoạt động cho lợi ích xã hội và kinh tế. Rồi ngày lễ này được biết đến trong nhiều trường Phổ thông, Đại học ở nhiều quốc gia Islam, các học sinh, sinh viên thường hưởng ứng ngày lễ này, họ mặc các loại quần áo đặc trưng, họ gởi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng và tặng nhau những món quà để biểu hiện tình yêu dành cho nhau, và đa số họ không nhận thức được rằng nguồn gốc của ngày lễ đó là ngày lễ thờ thần tượng và sau đó là lễ của Thiên Chúa giáo.
Dường như một ngày lễ khác được hình thành từ khái niệm của ngày lễ này, đó là lễ mừng kỷ niệm ngày cưới mà các cặp vợ chồng tổ chức ăn mừng mỗi năm vào ngày mà họ đã cưới nhau với mục đích để xác nhận và khẳng định lại tình yêu giữa họ. Thói quen này đã được chuyển đến những người Muslim, ở nhiều quốc gia Islam, một số các cặp vợ chồng Muslim bắt chước theo thói quen này từ những người ngoại đạo cũng tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới .. thật đáng buồn!
La Mã có các lễ hội khác nữa, một số lễ hội được kế thừa từ Hy Lạp chẳng hạn như lễ Backus, một số lễ hội tự sáng lập như lễ cho linh hồn của những người đã chết, lễ Irkalia, lễ Staron, ...
Quả thật, bất chấp sự thay đổi trong tín ngưỡng của họ các lễ hội của họ vẫn được duy trì và bảo tồn cho đến thế kỷ thứ tư và thứ năm sau công nguyên. Và các lễ hội của họ nhiều đến mức không thể kể hết khiến họ làm một nhiệm vụ đầu tiên của lịch La Mã là thống kê các lễ hội lại và sắp xếp chúng theo sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của nhân dân.
¯ Các lễ hội của tôn giáo Sabean([45])
1- Đại lễ: là lễ hội tôn vinh chúa tể ánh sáng, trong lễ hội này họ ở lại trong nhà của họ suốt 36 giờ liên tục không nhắm mắt lại vì sợ rằng quỷ Shaytan xâm nhập quấy rối họ. Thời gian diễn ra cho lễ hội này là bốn ngày cả thảy, trong những ngày này họ thường giết cừu và gà, và họ không làm bất cứ công việc nào mang tính trần tục trong những ngày này.
2- Tiểu lễ: đó là một ngày duy nhất, và có thể cũng được kéo dài tới ba ngày vì mục đích thăm viếng nhau, và ngày lễ ngày diễn ra sau đại lễ 118 ngày.
3- Lễ Albenjh: đó là lễ hội kéo dài trong năm ngày mỗi năm nhuận, nó được diễn ra sau tiểu lễ bốn tháng; một trong những nghi thức trong lễ hội này là rửa tội bằng cách họ dìm toàn cơ thể xuống dòng nước chảy ba lần trước khi ăn mỗi ngày trong những năm ngày đó; ý nghĩa cho việc làm rửa tội đó của họ là xóa đi những tội lỗi và sai quấy của họ của năm vừa qua và thả chúng trôi ra biển cả.
4- Lễ tưởng nhớ Nabi Yahya u: nó được diễn ra trong một ngày duy nhất sau lễ Albenjh 60 ngày, đây là một trong những ngày thiêng liêng nhất của họ; họ cho rằng đây là ngày Nabi Yahya u ra đời, một vị Nabi chỉ dành riêng cho họ, một vị Nabi đã đưa họ trở về với tôn giáo của Adam u và làm cho nó tinh khiết và thuần túy trở lại sau khi nó đã bị biến dạng do sự trôi qua của thời gian([46]).
Ngoài những ngày lễ này họ còn có nhiều ngày lễ khác nữa, trong đó có những việc làm và nghi thức mê tín, họ cấm những điều tốt lành mà Allah I cho phép và cho phép những điều Ngài nghiêm cấm. Và những nghi lễ của tín ngưỡng thờ thần tượng luôn là những thứ gì đó rất kỳ quặc khiến trí tuệ của con người khó mà hiểu được.
Xin ca ngợi và tán dương Allah, Đấng đã hướng dẫn chúng ta, cầu xin Ngài củng cố tấm lòng và tinh thần của chúng ta luôn vững chắc trong tôn giáo chân lý của Ngài bởi quả thật Ngài là Đấng Hằng Nghe và Đáp Lại lời cầu nguyện.
¯ Các ngày lễ của người Do thái:
1- Lễ đầu năm mới mà những người Do thái gọi là lễ Hiche, nó nhằm ngày đầu tiên của tháng mười dương lịch. Họ cho rằng đó là ngày mà Isaac (Nabi Ishaaq u) được chuộc mạng khi bị cha Ibrahim mang đi giết tế theo niềm tin sai lệch của họ([47]). Và ngày lễ này của họ là ngày đại lễ giống như đại lễ Eid Al-Adha của người Muslim.
2- Lễ Somaraa hay Kippur, đó là ngày được tha thứ tội lỗi.
3- Lễ hội bóng mát: đó là ngày 15 tháng 10, vào ngày hôm đó họ lấy những nhánh cây che mát và họ còn gọi ngày đó là ngày lễ nhịn chay của đức trinh nữ Maria (Maryam).
4- Lễ bánh không men: Đó là lễ phục sinh nhằm vào ngày 15 tháng 4 dương lịch, đó là ngày đánh dấu kỷ niệm dân Israel thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập vào thế kỷ 13 trước công nguyên; thời gian mà lễ này diễn ra là 8 ngày cả thảy đối với những người Israel ở Palestine, còn những người Do thái cải cách tổ chức lễ này trong bảy ngày, trong đó họ có ngày gọi là ngày Alsadar dùng để đọc câu chuyện về người dân Israel thoát khỏi ách nô lệ từ một cuốn sách mang tên Alhakada và ăn bánh mì không men([48]) để tưởng nhớ sự hoạn nạn của dân Israel trong lúc chạy trốn, trong lúc chạy trốn thì họ chỉ ăn bánh không lên men do họ không có thời gian để lên men cho bánh. Và những người Do thái vẫn duy trì tục ăn bánh này trong những ngày lễ này của họ.
5- Lễ bảy tuần: còn được gọi lễ ngủ tuần hay lễ ngôn hoan; họ cho rằng đó là ngày mà Allah đã nói chuyện với Musa (Moses) u.
6- Lễ xóa tội trong tháng 10 của năm Do thái, trong tháng này, mỗi người lấy ra chín ngày để thờ phượng, hành đạo và nhịn chay, được gọi là những ngày sám hối.
7- Lễ trăng lưỡi liềm đầu tháng: họ thường tổ chức ăn mừng sự ra đời của mỗi mặt trăng mới, họ thổi những chiếc kèn bằng sừng tại ngôi đền Maqdis – Jerusalem và đốt lửa để mừng vui.
8- Lễ Jubilee: là ngày lễ được nói đến trong Leviticus([49]).
Ngoài ra, họ còn có nhiều ngày lễ khác nữa như: lễ chiến thắng hoặc được gọi là lễ Purim và lễ phúc lành([50]).
¯ Các ngày lễ của Thiên Chúa giáo:
1- Lễ phục sinh: đây là ngày lễ quan trọng nhất hàng năm của Thiên chúa giáo, một mùa chay lớn diễn ra trong bốn mươi ngày trước ngày lễ này([51]).
Công chúng trong tín đồ Thiên Chúa đón mừng lễ này cho đến ngày nay, nó diễn ra sau khi mặt trăng đã tròn của mùa xuân trong khoảng giữa (22 tháng 3 và 25 tháng 4), và các nhà thờ Thiên Chúa chính thống phương đông thường đón mừng lễ này trễ hơn những giáo phái và xử sở Thiên Chúa khác, và những nghi thức, nhịn chay và những ngày của lễ phục sinh là một trọn vẹn trong mỗi năm của Thiên Chúa giáo([52]).
2- Lễ mừng Giê-su (Nabi Ysa) u ra đời: họ gọi lễ này là Christmas (Lễ Giáng sinh), đó là ngày 25 tháng 12 đối với công chúng tín đồ Thiên Chúa, còn đối với những người Coptic thì nó nhằm vào ngày 29 tháng Kiahk, đây là ngày lễ đã có từ lâu và được nhắc đến trong các cuốn sách lịch sử.
Đối với Thiên Chúa giáo thì lễ này mang ý nghĩa hàng năm tưởng nhớ đến ngày Giê-su (Nabi Ysa) u ra đời. Trong ngày này, họ có nhiều nghi lễ và thờ phượng, họ đi nhà thờ và đứng cầu nguyện([53]).
Tâm điểm của lễ được sôi động vào nửa đêm, các nhà thờ được trang hoàng, mọi người sẽ ca hát những bài hát mừng Giáng sinh. Trong ngày lễ này, những người Thiên Chúa có những nghi lễ, như: những người Thiên chúa Palestine và các vùng lân cận tụ tập lại trong đêm giáng sinh tại Bethlehem, thành phố được cho là Giê-su (Nabi Ysa) u ra đời để đón mừng thánh lễ nửa đêm. Một số họ đốt thân cây giáng sinh sau đó chừa lại phần chưa đốt, họ tin rằng sự đốt đó mang lại điều may mắn, và quan niệm này phổ biến ở Anh, Pháp và các nước Scandinavia([54]).
3- Lễ Hiển linh: (trong tiếng Anh gọi là Epiphany), nhằm vào ngày 19 tháng giêng, còn đối với những người Coptic thì nhằm vào ngày 11 tháng Tuba (tháng thứ năm theo lịch Ai cập cổ). Lễ này có nguồn gốc từ những người Coptic trong việc mừng kỷ niêm cho Nabi Yahya u con trai của Nabi Zakaria (Zakariya) u. Đây là ngày rửa tội của Giê-su (Nabi Ysa) u con trai của Maria (Maryam) trong dòng sông của Jordan, khi Người tắm thì Chúa thánh thần (Chúa trời) kết nối với Người; bởi thế, những người Thiên Chúa vào ngày hôm đó thường nhúng con cái của họ vào trong nước([55]).
4- Lễ đầu năm mới dương lịch: (tết Tây theo cách gọi của người Việt): Trong thế giới ngày nay, ngày lễ này là một sự kiện được đón mừng rất lớn, không những riêng các quốc gia Thiên Chúa giáo ăn mừng ngày lễ này mà nhiều nước khác trên thế giới cũng đón mừng, ngay cả một số nước Islam cũng tham gia đón mừng ngày lễ này. Hình ảnh và thông tin việc tổ chức đón mừng của ngày lễ này được truyền thông đến khắp mọi nơi trên giới bằng đài phát thanh lẫn truyền hình. Các trang báo chí, tạp chí luôn phát hành ưu tiên về các hình ảnh ăn mừng ngày lễ này, bản tin về hình ảnh đón mừng lễ này chiếm hầu hết các bản tin và các chương trình phát sóng trên các kênh truyền hình vệ tinh. Và nó đã trở thành một sự kiện lôi kéo nhiều người Muslim không thể đón mừng ngày lễ Thiên Chúa này trong quốc gia của họ rời đất nước của mình để đến các quốc gia Thiên Chúa hầu cùng tham gia đón mừng với họ và để hưởng thụ khoái lạc bị nghiêm cấm.([56])
5- Lễ Truyền tin: Truyền tin là tên gọi truyền thống của sự nhịn chay trong Thiên Chúa giáo, một số họ tin rằng đó là ngày đại Thiên thần Jibril (Gabriel) u mang tin mừng về sự mang thai Giê-su cho đức mẹ Maria (Maryam), nhằm vào ngày 25 tháng 3 trong thời trung cổ, và trong thời hiện đại thì nhiều quốc gia Thiên Chúa bắt đầu ngày lễ này vào ngày 16 tháng 4 chiếu theo lịch cổ, còn đối với người Coptic thì nó được diễn ra vào ngày 29 tháng Baramhat tháng thứ bảy của lịch Ai Cập([57]).
6- Lễ các thánh: nhằm vào ngày 1 tháng 11, đây là ngày lễ tôn vinh tất cả các thánh, nguyên nhân là do La Mã đã cho giáo hoàng Boniface ngôi đền thờ La Mã để ông làm nhà thờ. Và đa số những người Công giáo đón mừng ngày lễ này([58]).
7- Lễ kính tổng lãnh thiên thần Michael: được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 tại các nhà thờ La Mã và Anh quốc, còn tại các nhà thờ Hy Lạp, Mỹ, Coptic thì tổ chức vào ngày 8 tháng 11. Người ta nghĩ rằng ngày lễ này được hình thành tại Hy Lạp vào thế kỷ thứ V dương lịch, và thời trung cổ thì nó được quan tâm nhiều hơn; và ở Anh quốc lễ thánh Michael trở thành học kỳ vào mùa thu của các trường đại học Oxford và Cambridge được gọi “Michaelmas term”([59]).
8- Lễ tạ ơn: là ngày lễ quốc gia được tổ chức tại Mỹ nhằm kỷ niệm mùa thu hoạch ở bang Plymouth([60]) vào năm 1621 AD, kỳ lễ đầu tiên được tuyên bố bởi George Washington là vào ngày 26 tháng 11 năm 1789 AD, sau đó, nó được ông Lincoln tiếp tục vào năm 1863, và kể từ năm 1941 AD thì lễ tạ ơn này trở thành kỳ nghĩ lễ chính thức theo quyết định của tập thể thành viên trong đại hội được chổ chức hàng năm vào ngày 4 tháng 11([61]).
9- Lễ phá vỡ vùng vịnh: là ngày đại lễ của những người Thiên Chúa phái Coptic, được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Tut nhằm vào giữa tháng 9. Một số học giả Tafseer nói: Đó là ngày Zi-nah được nói trong Qur’an:
﴿قَالَ مَوۡعِدُكُمۡ يَوۡمُ ٱلزِّينَةِ﴾ [سورة طه: 59]
{(Musa) đáp: Cuộc hẹn của quí ngài sẽ nhằm vào ngày Zi-nah (đại hội).} (Chương 20 – Taha, câu 59).
10- Lễ chuộc lỗi: đây là ngày lễ cũng tương tự như ngày lễ Jubilee của người Do thái.
Ngoài những ngày lễ trên họ còn có nhiều ngày lễ khác nữa, một số thuộc những ngày lễ cổ xưa và một số là những ngày lễ mới hình thành. Những ngày lễ của họ thường được lấy từ những người Hy Lạp và La Mã trước họ, và các ngày lễ trong ton giáo của họ sau đó biến mất, và trong các ngày lễ này của họ có những ngày lễ rất trọng đại đối với họ và có những ngày lễ không quan trọng đối với tùy theo nhà thờ và giáo phái của họ.
Mỗi giáo phái đều có những ngày lễ riêng biệt, chỉ dành riêng cho các nhà thờ, các giáo sĩ và các mục tử của họ mà những người thuộc các giáo phái khác không biết, chẳng hạn những người của giáo hội Tin lành (Protestant) không tin vào những ngày lễ của các nhà thờ khác([62]). Nhưng tất cả họ đều đồng thuận trên các ngày lễ lớn như lễ phục sinh, lễ giáng sinh, lễ đầu năm mới (tết Tấy), lễ hiển linh, tuy nhiên, họ cũng khác nhau trong các nghi lễ cũng như nghi thức thực hiện các ngày lễ đó, hoặc khác nhau trong một số nguyên nhân và đặc điểm hình thành hoặc khác nhau trong địa điểm và thời gian.
¯ Các ngày lễ của Ba Tư
1- Lễ Nowruz: Nowruz theo tiếng Ba tư có nghĩa là mới tức đây là lễ tết đầu năm của họ (hay có thể nói tết cổ truyền của người Ba tư cổ), lễ này kéo dài trong 6 ngày. Trong triều đại của Alokasrp, họ phục vụ cho nhu cầu người dân trong năm ngày đầu tiên, còn riêng ngày thứ sáu thì họ dành riêng cho bản thân họ, những người thuộc giai cấp quyền lực và nó được gọi là ngày đại Nowruz. Và lễ Nowruz là ngày lễ lớn nhất trong các lễ hội của Ba tư([63]).
Những người theo đạo Baha’i([64]) cũng đón mừng lễ Nowruz này, họ đón mừng lễ này khi kết thúc mùa chay 19 ngày của họ và nó nhằm vào ngày 21 tháng 3.([65])
Nowruz cũng là ngày lễ đầu năm của giáo phái Coptic, họ gọi lễ này là Shum Nissim và nó kéo dài trong 6 ngày, bắt đầu từ ngày 6 tháng 6.([66]) Và quả thật, lễ Shum Nissim đã có từ thời của Pharaoh, và dĩ nhiên cũng có thể nói những người Coptic đã lấy lễ này từ truyền thống của Pharaoh, trong khi tất cả đều ở Ai Cập.
2- Lễ Mehrajan: từ Mehrajan được kết hợp từ hai từ: “Mehr” có nghĩa là thực hiện, “Jan” có nghĩa là quyền lực. Mehrjan có nghĩa là quyền lực được thực hiện. Và nguồn gốc của lễ này bắt nguồn từ niềm vui của Avridon về việc Dahaak Alwani đã giết chết hoàng đế Hmsheed, người đã sáng lập ra lễ Nowruz. Có lời nói rằng: không phải vậy, lễ này được hình thành để mừng sự ấm áp của mùa thu. Nhưng điều này không cản trở rằng nguồn gốc của nó theo ý thứ nhất, tuy nhiên, lễ này diễn ra trong thời ấm áp của mùa thu nên nó được tiếp diễn như thế. Lễ này được tổ chức vào ngày 26 tháng 10 theo các tháng Assriyan, cũng kéo dài trong 6 ngày, ngày thứ 6 là ngày đại lễ. Trong lễ này cũng như lễ Nowruz họ tặng nhau xạ hương, long diên hương, trầm hương Ấn độ, nghệ và long não([67]). Và người đầu tiên khởi xướng việc tặng quà vào hai ngày đại lễ Eid của Islam là Al-Hajjaaj bin Yusuf Aththaqafi, và được tiếp diễn cho tới thời của Khalif của Umar bin Abdul-Aziz ﷺ chính trực([68]).
3- Lễ Shizdq: nhằm vào ngày 11 tháng năm và cũng được gọi là lễ Rozaba, bởi vì mỗi ngày trong các ngày của tháng đối với họ đều có một cái tên, và lễ này là ngày để tôn vinh các vị Imam trong tôn giáo của họ([69]).
Ngoài ra, họ còn có các lễ hội khác nữ chẳng hạn như: Annirkan, Phruzjan, Kosj và Bhemenjh.([70])
¯ Các ngày lễ của những nhóm người bí truyền:
Họ gồm có nhiều nhóm lệch lạc khác nhau, tiêu biểu:
Ä Nhóm Ra-fidah: họ có những ngày lễ riêng khác với những tín đồ Islam, tiêu biểu những ngày lễ của họ:
1- Lễ Al-Ghadeer: nguyên nhân của việc tổ chức ngày lễ này: Thiên sứ của Allah e đã kết tình anh em với Ali bin Abu Talib t vào ngày 18 tháng Zdul-Hijjah. Trong đềm của ngày này, họ tôn vinh nó bằng cách dâng lễ nguyện Salah, họ dâng lễ nguyện Salah vào buổi sáng của hôm đó hai Rak’at trước khi mặt trời nghiêng bóng, những nghi lễ trong ngày hôm đó là mặc quần áo mới, giết thịt các con vật, bố thí cho người nghèo, cưới những nữ trẻ mồ côi, phát quà. Và người sáng lập ra ngày lễ này là Ali bin Buwaih vào năm 352 hijri([71]).
2- Lễ A-shura’: họ lấy ngày đó làm ngày đau buồn, than khóc, gào thét, ngâm các bài thơ u buồn và chửi các vị Sahabah, họ ngừng hết mọi mua bán ở chợ, họ trải tấm trải rộng và để lên đó bánh mì và đậu lăng đen để làm biểu tượng sự đau buồn. Và khi đế chế của họ bị mất thì con cháu của Ayyub đã đảo lộn mùa lễ hội này thành mùa lễ hội của niềm vui và hân hoan, họ trở thành nhóm Nawa-sib, họ ăn mặc đẹp và ăn mừng và hân hoan cho việc Al-Hosain con trai của Ali t bị giết.([72])
Ä Nhóm Nusayris([73]): Họ pha trộn các ngày lễ được lấy từ những người Muslim và từ những người không phải Muslim, đồng thời tự sáng lập ra những ngày lễ khác. Các ngày lễ tiêu biểu nhất của họ:
1- Ngày Eid Al-Adha: nhưng họ làm khác với những người Muslim, họ chỉ ăn mừng vào ngày 12 tháng Zdul-Hijjah.
2- Lễ Nowruz: đây là ngày lễ họ lấy từ Ba Tư và họ ăn mừng lễ này vào ngày 4 tháng tư.
3- Lễ Al-Ghadeer và lễ A-Shu-ra’, họ đồng thuận với nhóm Ra-fidah trong hai lễ này.
4- Ngày Al-Muba-halah hoặc ngày Al-Kasa’: nhằm vào ngày 9 tháng Rabi’a Al-Auwal (tháng 3 theo niên lịch Islam), đó là ngày mà họ kỷ niệm việc Thiên sứ của Allah e kêu gọi Thiên Chúa giáo của Najran đến Al-Muba-halah.
5- Họ đón mừng các ngày lễ của Thiên Chúa giáo như lễ Hiển linh, lễ Ngũ tuần, lễ Giáng sinh, lễ Thánh giá; họ lấy ngày thánh giá là ngày để bắt đầu cho việc trồng trọt, giao dịch, ký kết hợp đồng của họ.
6- Họ tổ chức ngày lễ Dalaam, nhằm vào ngày 9 tháng Rabi’a Al-Auwal, đây là ngày lễ để họ ăn mừng về việc vị thủ lĩnh của những người có đức ti Umar bin Al-Khattab t bị giết, trong ngày này họ hân hoan vui mừng về cái chết của Umar và chửi rủa ông.
Ä Nhóm Yazidiyah (Yazidis)([74]): họ có các ngày lễ riêng của họ, một số được lấy từ các nhóm phái khác họ và một số do họ tự sáng lập và hình thành. Tiêu biểu cho các ngày lễ của họ: lễ năm mới dương lịch họ lấy từ Thiên Chúa giáo, lễ Al-Mirba’a-niyah, lễ Al-Qu-ban, lễ Jama’ah, lễ Yazidis, lễ Khadar, lễ Balnadah, và họ có một đêm được gọi là đêm màu đen, trong đêm này họ sẽ thắp sáng các ngọn đèn và họ cho phép tự do quan hệ tình dục nam nữ, cho phép uống rượu cũng giống như nhóm Ra-fidah([75]).
¯ Các ngày lễ Bid’ah trong Islam:
Sau các thế kỷ phúc lành của các vị Sahabah cũng như các vị Ta-bi’een thì có nhiều ngày lễ mới được hình thành trong Islam, nguyên nhân là do sự cải biên và sáng lập ra hoặc là do sự thiếu hiểu biết của những người Muslim đã bắt chước các tôn giáo khác. Tiêu biểu những ngày lễ không được Thiên sứ của Allah e chỉ bảo cũng như không được các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een thực hiện và nói đến:
1- Lễ mừng sinh nhật Nabi e được gọi là ngày Mawlid: Lễ này do nhóm người Al-Obaidiyun([76]) sáng lập, và những nhóm người Bid’ah vẫn duy trì lễ này – đặc biệt là nhóm người Sufi. Một số những người Bid’ah xem việc đón mừng lễ này còn quan trọng và ân phúc hơn cả hai đại lễ chính thống của Islam (Eid Al-Fitri và Eid Al-Adha). Và một trong những điều đáng ngạc nhiên là một số các cộng đồng thiểu số Islam ở một số quốc gia lại ăn mừng lễ này vô cùng hoành tráng và linh đình, họ tổ chức đón mừng lễ này còn lớn hơn tất cả các ngày lễ đích thực của Islam, chẳng hạn như những người Muslim tại Nhật bản, họ tổ chức mừng lễ này vô cùng lớn tại các khách sạn sang trọng của Tokyo([77]).
Lễ này được hình thành – điều đã trở thành một sự Fitnah cho người Muslim sau này – vào thé kỷ thứ tư tức sau ba thế kỷ ân phúc của các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een dưới tay của vị Hakim Al-Uubaidi được biết với biệt danh là Mu’iz Din Allah (người củng cố tôn giáo của Allah)([78]), người lãnh đạo Ai Cập và xây dựng một Cairo cho lễ này([79]).
Những việc làm Bid’ah này tiếp tục diễn ra và nó chỉ được biết trong nhóm người Al-Obaidiyun, rồi sau đó nó mới lan sang đến quốc gia Ayyubid([80]) vào thế kỷ thứ sáu hijri. Vua Muzaffar Addin đã tổ chức mừng lễ này một cách thái quá như nhiều sử gia đã nói như Sabt Ibnu Al-Jawzi, Ibnu Khalkan. Họ nói cứ mỗi năm vào dịp lễ Mawlid thì những vùng lân cận đều đến tham dự như Baghdad, Musal, Al-Jazeera, Sinjar, Nusaybin vaf quốc gia Ba tư và những vùng khác .. nhiều nhà học giả, nhóm người Sufi, các nhà giảng thuyết, các nhà thơ, các nhà văn vẫn duy trì sự liên lạc kết nối với nhau từ tháng Muharram cho tới những ngày đầu của tháng Rabi’a Auwal, sau đó họ đề cập đến những hoạt động, nhiều nghi thức được tổ chức trong đại lễ Mawlid đó.([81])
Và có năm lễ này được tổ chức vào ngày mồng 8 của tháng và có năm thì vào ngày 12 của tháng nguyên nhân là do bất đồng về việc xác định ngày của nó.
Qua những điều trên đã làm rõ được những điều sau đây:
ü Bid’ah lễ Mawlid Nabi chỉ được hình thành sau khi đã qua ba thế kỷ ân phúc của các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een.
ü Người đầu tiên sáng lập ra lễ Mawlid là nhà lãnh đạo Al-Obaidi với biệt hiệu là Mu’iz Din Allah (người củng cố tôn giáo của Allah) vào thế kỷ thứ tư hijri.
ü Động cơ hình thành lễ Bid’ah này là chính trị, khi mà ông Al-Obaidi muốn chiếm được lòng tin và sự yêu mến của dân Ai Cập.
ü Việc làm Bid’ah này trở nên phổ biến và lan rộng ra đến vua Muzaffar vào thế kỷ thứ sáu Hijri bằng con đường của một đại học giả thuộc nhóm Sufi
Dựa theo các điều vừa nêu trên thì rõ ràng lễ mừng Mawlid Nabi là việc làm trái với lệnh của Allah I, đi ngược lại với sự vâng mệnh Thiên sứ của Ngài e, trái với mệnh lệnh của Thiên sứ e khi Người bảo phải nắm chắt lấy Sunnah của Người, Sunnah của các vị Khalif chính trực sau Người. Và việc làm này rơi vào những điều cải biên và đổi mới được Thiên sứ của Allah e cảnh báo và Người nói rõ rằng đó là con đường dẫn tới Hỏa Ngục. Hơn nữa, việc làm này giống với Thiên Chúa giáo trong việc họ mừng sinh nhật cho Giê-su (Nabi Ysa u), và tất cả đều là những việc làm trái giáo lý.
2- Lễ mừng đêm Isra’ và Mi’raaj (đêm dạ hành và thăng thiên của Thiên sứ e): vào đêm này họ tôn vinh nó bằng cách dâng lễ nguyện, tụng niệm, làm Sadaqah, .. mặc dù có một bất đồng rất lớn giữa các nhà sử gia và những nhà nghiên cứu tiểu sử về đêm này.([82])
Những người tổ chức mừng lễ Isra’ sẽ đọc lên câu chuyện về sự kiện này bằng những Hadith xen lẫn giữa Sahih, yếu và bịa đặt. Họ ngâm thơ ca ngợi cùng với những việc làm khác giống như những gì Thiên Chúa giáo làm trong các ngày lễ tôn giáo của họ.
3- Lễ mừng năm mới Hijri: Những người Al-Obaidiyun đã hình thành lễ này ở Ai Cập, họ có những nghi thức trong ngày lễ này. Mỗi năm, vào đầu tháng Muharram thì họ sẽ giết thịt những con cừu và phân phát cho mọi người trong xứ cùng với sữa, bánh mì và các loại bánh kẹo([83]).
Nhiều người Muslim đã đón mừng năm mới Hijri này cũng giống như đón mừng lễ Mawlid, Isra’ và Mi’raaj. Trong ngày hôm đó, họ thuyết giảng, ngâm thơ, mở tiệc ăn mừng. Những đón mừng cho đêm lễ này được tổ chức long trọng ở nhiều quốc gia Islam dưới sự cho phép của các cơ quan giáo lý, họ để sự hiện diện của những người lớn tuổi thuộc những người theo phái Sufi và những người khác để làm một hình ảnh hợp thức hóa theo giáo lý trước mọi người, và những hình ảnh lễ đón mừng phát sống qua đài truyền hình và đài phát thanh để truyền tải đi khắp mọi nơi.
Tất cả đều là những việc làm Bid’ah trái với Sunnah của Thiên sứ và trong đó có sự tương đồng với những người vô đức tin khi mà cũng tổ chức đón mừng lễ năm mới của họ, Thiên Chúa thì đón mừng lễ năm mới dương lịch, những người Coptic thì đón mừng lễ năm mới để bắt đầu cho mùa trồng trọt (11 tháng 9), và Do thái thì đón mừng lễ năm mới theo lịch của họ vào ngày 1 tháng 10).([84])
4- Lễ Al-Ghaar (hang núi): Một số người thiếu hiểu biết đã tổ chức lễ này, nó bắt chước theo lễ Al-Ghadeer của nhóm người Ra-fidah. Được biết lễ này được hình thành vào năm 389 hijri, thời điểm mà nhiều ngày lễ mới được hình thành trong Islam do những người Al-Obaidiyun. Họ tổ chức lễ này sau lễ Al-Ghadeer của nhóm người Ra-fidah tám ngày. Ý nghĩa cho ngày lễ này là để tưởng nhớ lúc Thiên sứ của Allah e và Abu Bakr t vào hang núi. Trong ngày này, họ dựng lên những mái vòm và trang trí, làm đẹp cảnh quan.([85])
¯ Những ngày lễ khác:
1- Ngày quốc tế lao động: vào năm 1889 AD, đại hội quốc tế cộng sản được tổ chức tại Paris đã tuyên bố ủng hộ cho các yêu cầu của phong trào công nhân ở Mỹ đòi giới hạn thời gian làm việc không quá tám giờ, những người trong đại hội đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước (bắt đầu từ năm 1890).([86])
Kể từ thời điểm đó ngày 1/5 trở thành ngày nghỉ với tên ngày quốc tế lao động – một số người gọi là lễ tháng 5 – được đón mừng tại nhiều nước trên thế giới, thậm chỉ nhiều quốc gia Ả Rập và các quốc gia Islam cũng hưởng ứng ngày lễ này. Vào ngày này tất cả mọi việc làm đều dừng lại, các công nhân được phép nghỉ một cách chính thức trong khi ngày lễ này có nguồn gốc từ lễ thờ thần tượng của những người ngoại đạo, sau đó nó trở thành ngày lễ thiêng liêng đối với một nhóm người thuộc dân Kinh sách và trở thành một ngày lễ hàng năm của những người khác.([87])
2- Ngày của mẹ: (Ngày Hiền mẫu) nhằm mục đích tôn vinh những người mẹ, ngày lễ này được đón mừng tại Úc, vương quốc Anh và các nước Bắc Âu (Na uy, Thùy điển, Đan mạch, Phần lang, Băng đảo và Faroe Islands). Tại Anh, nó được xem là ngày lễ tôn giáo được gọi là ngày Chủ nhật của mẹ, Hoa kỳ là quốc gia mừng ngày lễ này nhiều hơn hết. Ngày lễ này được công nhận chính thức tai phương Tây vào năm 1914, tại Mỹ nó được tổ chức vào ngày 2 tháng 5. Và một trong những việc làm của ngày này là họ khuyến khích trẻ em trong nước gởi đến mẹ của mình những tấm thiệp chúc mừng mẹ để tỏ lòng hiếu thảo, cũng như tặng quà cho mẹ để thể hiện tình yêu thương và sự tôn kính([88]). Ngày lễ này đã xâm nhập vào những người Muslim qua một số tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ và trở thành ngày của mẹ trên toàn thế giới.([89])
Ngoài những ngày lễ này còn có nhiều lễ khác nữa cũng mới được hình thành trong các thời đại sau này, một số được gọi là lễ, một số thì được gọi là ngày, hoặc một số được gọi là tuần hoặc kỷ niệm. Một số mang hình thức của tín ngưỡng tôn giáo nhưng đa số thì không mang hình thức tôn giáo mà chỉ là nhân dịp của sự kiện vui hay buồn nào đó, nó được đón mừng vào định kỳ hàng năm hoặc một thập kỷ hoặc năm mươi năm, bảy mươi năm hoặc một trăm năm.
Và một trong những ngày lễ này:
1- Các ngày lễ kỷ niệm các sự kiện của dân tộc hay quốc gia với loại sự kiện và dịp khác nhau như: ngày Quốc khánh, ngày độc lập, lễ kỷ niệm cuộc cách mạng, kỷ niệm ngày thống nhất, kỷ niệm cuộc di tản, kỷ niệm mừng ngày chiến thắng, mừng ngày lực lượng vũ trang.
2- Các ngày lễ kỷ niệm của các tổ chức, các cơ quan, các công ty như kỷ niệm các ngân hàng, ngày phụ nữ, ngày sức khỏe thế giới, ngày phòng chống ma túy, ngày xóa mù chữ, ngày nhân quyền, ngày sản xuất, tuần lễ cây xanh, tuần lễ sạch, tuần lễ giao thông, kỷ niệm tòa soạn, kỷ niệm tạp chí, câu lạc bộ hay thể thao, ...
3- Các ngày lễ cá nhân: như lễ mừng sinh nhật, kỷ niệm hai người yêu nhau, kỷ niệm ngày cưới, kỷ niệm tình bạn, kỷ niệm ngày quen nhau, ...
Các ngày lễ của người Muslim khác với các ngày lễ của những người ngoại đạo – dù họ là những người thờ thần tượng, dân Kinh sách, Bái hỏa giáo, Sabean hay những người của tín ngưỡng khác – ở nhiều điều. Và sự khác biệt mang ý nghĩa và giá trị, giống như cái khác biệt của người Muslim về tín ngưỡng của y, các biểu hiệu và nghi thức của y, các ngày lễ của y, niềm vui và sự đau buồn của y từ tôn giáo mà người Muslim được lệnh phải thờ phượng Allah – Đấng Tối Cao – là y sẽ được ban thưởng nếu làm đùng theo nó và bị bắt tội nếu không làm đúng theo nó.
Việc rơi vào hành động bắt chước và làm giống những người ngoại đạo – một cách có ý thức về điều đó – là một trong những minh chứng chứng tỏ niềm tin yếu ớt trong trái tim của người bề tôi, là một trong những biểu hiện kết thân với người ngoại đạo.
Một trong các hình ảnh khác biệt của các ngày lễ của người Muslim với các ngày lễ của những người ngoại đạo:
Ø Xác định các ngày lễ: Các ngày lễ của những người ngoại đạo được xác định bởi sự tính toán trong khi các ngày lễ của người Muslim được xác định bởi cái nhìn. Tính toán không được dùng để xác định các ngày lễ như Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))إِنَّا أُمَّةٌ أُمِّيَّةٌ، لاَ نَكْتُبُ وَلاَ نَحْسُبُ الشَّهْرُ هَكَذَا وَهَكَذَا(( رواه البخاري ومسلم.
“Chúng ta là cộng đồng mù chữ, chúng ta không viết cũng không tính toán, một tháng như thế này và thế này” tức một tháng có lần 29 ngày và có lần 30 ngày. (Albukhari, Muslim).
Sheikh Islam ﷺ nói: (Cộng đồng này (Islam) là cộng động được lệnh từ bỏ việc viết và tính toán, điều mà những cồng đồng khác nó đã dùng, trong việc xác định giờ giấc thờ phượng và các ngày lễ, và nó được phép dùng cái nhìn để xác định, như Thiên sứ của Allah e đã nói:
))صُومُوا لِرُؤْيَتِهِ، وَأَفْطِرُوا لِرُؤْيَتِهِ، (( رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi hãy nhịn chay khi nhìn thấy nó (trăng lưỡi liềm đầu tháng) và các ngươi hãy xả chay khi nhìn thấy nó.” (Albukhari, Muslim)
Và trong một lời dẫn khác thì Người e nói:
))صُومُوا مِنَ الْوَضحِ إِلَى الْوَضحِ ((
“Các ngươi hãy nhịn chay từ sự rõ ràng đến sự rõ ràng”([90]) có nghĩa là từ trăng lưỡi liềm đến trăng lưỡi liềm.
Và đây là bằng chứng mà tất cả những người Muslim đã thống nhất với nhau – trừ một số nhà sử gia bất đồng với sự thống nhất – rằng việc xác định thời gian nhịn chay, xả chảy, thực hiện Hajj chỉ được dựa trên việc nhìn trăng chứ không dựa theo tính toán mà những người La Mã, Ba Tư, Coptic, Ấn Độ, Do thái và Thiên Chúa đã dùng.)([91]).
Ø Các ngày lễ của người Muslim gắn kết với sự thờ phượng thiêng liêng hướng về Allah Tối Cao.
Lễ hàng tuần (Jumu’ah) vào ngày thứ sáu có bài thuyết giảng, dâng lễ nguyện Salah, phải có sự im lặng để lắng nghe thuyết giảng cùng với những điều được khuyến khích làm như tắm, xức dầu thơm, đến sớm, .. và trong đó có những thời khắc mà lời cầu nguyện được Allah I đáp lại.
Đại lễ Eid Al-Fitri đến sau khi kết thúc mùa nhịn chay và lễ nguyện.
Đại lễ Eid Al-Adha diễn ra nghi thức hành hương Hajj vĩ đại, trước nó có ngày A’rafah là tốt hơn các ngày, sau nó có các ngày Tashreeq.
Mội ngày đại lễ trong ngày Đại lễ Eid của Islam đều có sự kết chặt với trụ cột trong các trụ cột của Islam; trong khi các ngày lễ của những người ngoại đạo thì có sự kết chặt với các thần tượng của họ, những thần linh mà họ thờ cúng ngoài Allah như trong các ngày lễ của dân Ả Rập thờ đa thần, các ngày lễ của Pharaoh, các ngày lễ của Hy Lạp, một số ngày lễ của La Mã, các ngày lễ của người Sabian, hoặc có sự liên quan đến khái niệm sai lầm và tín ngưỡng lệch lạc như trong các ngày lễ của dân Kinh sách: Do thái và Thiên Chúa, trong các ngày lễ Bid’ah của nhóm người Ra-fidah, Sufi và các nhóm khác.
Ø Các biểu hiệu và nghi lễ của các ngày lễ: Các biểu hiệu và nghi lễ của các ngày lễ của người Muslim là sự thờ phượng và tuân lệnh Allah I trong đó có sự tôn vinh Allah I và tưởng nhớ đến Ngài không có điều thần bí như đi dâng lễ nguyện Salah Jumu’ah, im lặng để nghe bài thuyết giảng, Takbir (tán dương Allah) trong hai ngày đại lễ, đến cùng tham gia lễ nguyện Salah tập thể trong ngày lễ Eid tại nơi tổ chức cuộc dâng lễ nguyện tập thể, phân phát Sadaqah Fitri, dâng cúng Allah I bằng những con vật giết tế lấy thịt ăn và chia sẻ với người nghèo thể hiện niềm vui, hân hoan và tạ ơn Allah I về ân huệ của ngày lễ Eid, ân huệ hoàn thành mùa nhịn chay. Tất cả các biểu hiệu và nghi lễ trong các ngày lễ của tín đồ Islam là thờ phượng, tôn vinh, tưởng nhớ và tạ ơn Allah Tối Cao.([92])
Còn các ngày lễ của những người ngoại đạo, các nghi lễ và các biểu hiệu của nó đồng hành với các thần tượng, phủ nhận ân huệ, chìm đắm trong sự thấp hèn, giải phóng và buông thả ham muốn và dục vọng bản năng, thực hiện những điều tội lỗi.
Ø Các ngày lễ của người Muslim vượt trội bởi sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sự ngoan đạo và lòng Taqwa, khuyên nhủ nhau làm điều đúng, ngăn cấm nhau làm điều sai và tội lỗi. Bài thuyết giảng trong ngày Jumu’ah và hai ngày đại lễ Eid mang ý nghĩa khuyên răn, khuyến khích và thúc giục đến với điều tốt lành, ngăn cản điều xấu, củng cố đức tin Iman. Trong Sadaqah Fitri biểu hiện hình ảnh cao đẹp của tình anh em đồng đạo Islam khi mọi người chia sẻ lộc ăn với những người nghèo để ngày Eid tất cả mọi đều có lộc; còn trong việc giết thịt Qur’ban mặc dù là dưới hình thức giết tế dâng lên Allah I nhưng thực sự đây là cách mà Allah muốn các bề tôi của Ngài chia sẻ lộc ăn với nhau, theo Sunnah giết thịt Qur’ban thì người giết nên ăn một phần thịt từ con vật được giết đó, một phần đem phân phát cho người nghèo và một phần làm quà biếu cho người bà con và chòm xóm, và hình ảnh này không được tìm thấy trong các ngày lễ của những người ngoại đạo, ở các ngày lễ của họ không có biểu hiện sự gắn kết và hỗ trợ đích thực và chân thành mà chỉ là sự thể hiện cái dục vọng riêng của bản thân.
Năm ngoái, bao chí đã đăng tin rằng những người Mỹ dành năm mươi tỷ đô la để mua sắm quần áo, đồ chơi và những thứ khác cho mùa Giáng sinh và ngày tết dương lịch (năm 1999) trong thời điểm có nhiều nạn đói chưa được giải quyết, những người nghèo khổ và đói khát không tìm thấy sự hỗ trợ, ngược lại, một số quốc gia Islam, nhiều cá nhân đã gởi đi phần Sadaqah Fitri và thịt Qur’ban đến nhiều quốc gia nghèo. Rõ ràng các ngày lễ của Islam thể hiện lòng nhân từ, bác ái và sự cư xử tốt đẹp.([93])
Ø Người Muslim chỉ có ba ngày lễ: lễ hàng tuần (Jumu’ah), hai ngày Đại lễ (Al-Fitri và Al-Adha); khác với các ngày lễ của những người ngoại đạo, tùy theo giáo phái và thực tế của họ thì mỗi một giáo phái, mỗi một nơi đều có nhiều ngày lễ, có giáo phái có 10 ngày lễ, có những giáo phái có nhiều hơn thế có thể lên đến 20, 30 ngày lễ và còn nhiều hơn thế nữa; và điều này cho thấy:
ü Căn bản của cộng đồng Islam là cộng đồng của sự năng lao động, chăm chỉ và tích cực trong việc làm và sản xuất, không nghỉ ngơi quá nhiều, bời vì nó mang một bức thông điệp vĩnh cửu cần phải được truyền đạt, và nó trở nên yếu ớt vì lao động và sản suất cũng như phục vụ cho tôn giáo này, bởi vì nó còn phải làm nhiệm vụ đại diện trên trái đất, và nó không dừng lại, không nghỉ ngơi, không thư giản trừ trong ba ngày lễ này nhưng trong ba ngày lễ này vẫn mang ý nghĩa hoạt động của trái tim, đó là thanh lọc bản thân và tăng cường sự kết nối với Allah, Đấng Tối Cao.
Nhưng thật tiếc thay khi có nhiều người Muslim đã đảo lộn sự việc, trút đầu xuống và đưa phần đuôi lên, sự vui chơi hưởng thụ trở nên nhiều hơn việc làm, sự lười biến chế ngự sự tích cực, và đó là điều khiến họ trở thành một cộng đồng chỉ biết tiêu thụ còn những cộng đồng khác thì sản xuất và làm ra sản phẩm.
ü Sự lộng lẫy và vẻ đẹp được trang hoàng cho các ngày lễ Muslim, niềm vui và sự hân hoan thực sự sẽ được tìm thấy trong các ngày lễ chính danh đó; và những ngày lễ đó không nhiều để khỏi bị nhàm chán và để trở thành này được trông đợi.
Ø Hai ngày đại lễ của Islam không có bất cứ mối liên quan nào đến những tín ngưỡng khác trong các thời điểm của các ngày lễ của bất cứ cộng đồng nào của người ngoại đạo, và ngày lễ của Islam không có sự liên quan đến bất cứ thứ gì trong những điều sau đây:
ü Không liên quan đến đầu năm mới; không giống như một số tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo tổ chức lễ cho đầu năm mới dương lịch, người Do thái tổ chức lễ cho đầu năm mới theo lịch Hebrew, người Coptic tổ chức lễ cho đầu năm mới theo lịch Coptic, và những người của các nhóm Bid’ah thì tổ chức lễ cho đầu mới theo lịch Hijri.
ü Không liên quan đến các ngôi sao hay các hành tinh, nhằm để giúp người Muslim tránh khỏi sự tương đồng với những người thờ phượng các tinh tú khi mà họ gắn kết với các tinh tú trong các ngày lễ của họ như lễ Al-Mehrajan của Bái hỏa giáo.
ü Không liên quan đến những kỷ niệm và sự thiêng liêng của một cá nhân nào đó; không giống như các ngày lễ của những người Thiên Chúa luôn gắn kết với các kỷ niệm, các sự kiện thần thánh hóa một nhân vật nào đó. Các ngày lễ của Islam chỉ gắn chặt với sự thuần túy của Tawhid và bỏ tất cả những gì hướng tới ai (vật) khác ngoài Allah, Đấng Tối Cao.
ü Không liên quan đến các vấn đề vật chất và lợi ích của cá nhân, bởi vì để giúp các tín đồ Islam tránh xa sự bắt chước người Do thái trong việc tôn vinh vật chất.
ü Không liên quan đến dân tộc, quốc gia; để duy trì sự gắn kết giữa tình anh em đồng đạo giữa những người Muslim trong Islam.
Bắt chước có nghĩa là có hành động, cử chỉ và biểu hiện giống như người khác; hoặc làm theo cách của người khác.
Bắt chước người ngoại đạo theo khái niệm của giáo lý là làm hoặc hành động theo cách của người ngoại đạo được thể hiện trong niềm tin của họ, sự thờ phượng và hành đạo của họ, tập tục và truyền thống của họ, hay hành vi và đạo đức của họ mang tính đặc trưng riêng biệt của họ, dù với định tâm hay không định tâm khi mà vẫn ý thức được rằng đó là sự đặc trưng riêng biệt của họ.
Giáo lý về việc bắt chước người ngoại đạo:
Một trong những nền tảng căn bản và thiêng liêng của tôn giáo Islam của chúng ta là liên kết và gắn chặt Islam với các tín đồ của nó, vô can với những người ngoại đạo, thể hiện sự khác biệt của người Muslim với người ngoài đạo, tự hào với tôn giáo của mình, kiêu hãnh với Islam của mình cho dù hoàn cảnh và điều kiện của người ngoại đạo có mạnh hơn, tiến bộ hơn và hiện đại hơn, cho dù hoàn cảnh và điều kiện của người Muslim có yếu hơn, chậm tiến bộ hơn và kém hiện đại hơn. Dù như thế nào, dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì người Muslim không được phép lấy thế mạnh của người ngoại đạo và sự yếu kém hơn của người Muslim làm động cơ hay lý do để rời xa tôn giáo mà bắt chước theo họ như một kẻ lệ thuộc và bị đánh bại. Bởi lẽ những văn bản giáo lý nghiêm cấm việc bắt chước người ngoại đạo không phân biệt giữa hoàn cảnh mạnh hay yếu thế; và bởi lẽ người Muslim luôn có khả năng thể hiện sự khác biệt trong tôn giáo của y và vẫn có thể tự hào với Islam của y ngay cả trong hoàn cảnh yếu thế và chậm tiến hơn.
Niềm tự hào và kiêu hãnh với Islam là điều mà Thượng Đế của chúng ta, Đấng Ân phúc và Tối Cao đã kêu gọi đến với nó, và Ngài cho đó là lời nói tốt đẹp và niềm tự hào tốt đẹp. Ngài phán:
﴿وَمَنۡ أَحۡسَنُ قَوۡلٗا مِّمَّن دَعَآ إِلَى ٱللَّهِ وَعَمِلَ صَٰلِحٗا وَقَالَ إِنَّنِي مِنَ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ٣٣﴾ [سورة فصلت: 33]
{Và ai tốt lời nói hơn một người mời gọi nhân loại đến với Allah và làm việc thiện và nói rằng quả thật tôi là một người Muslim.} (Chương 41 – Fussilat, câu 33).
Để nói lên tầm quan trọng của sự khác biệt giữa Muslim với người ngoại đạo, người Muslim được lệnh phải cầu xin Allah I mỗi ngày ít nhất mười bảy lần giúp y tránh xa con đường của những người ngoại đạo và xin Ngài hướng dẫn y đến với con đường Ngay chính của Islam:
﴿اهۡدِنَا ٱلصِّرَٰطَ ٱلۡمُسۡتَقِيمَ ٥ صِرَٰطَ ٱلَّذِينَ أَنۡعَمۡتَ عَلَيۡهِمۡ غَيۡرِ ٱلۡمَغۡضُوبِ عَلَيۡهِمۡ وَلَا ٱلضَّآلِّينَ ٧﴾ [سورة الفاتحة: 5]
{Xin Ngài hướng dẫn bầy tôi con đường ngay chính, con đường của những người mà Ngài đã ban ân phúc, không phải con đường của những người mà Ngài đã phẫn nộ và giận dữ, cũng không phải con đường của những người lầm lạc!}. (Chương 1 – Al-Fatihah, câu 5, 6).
Có rất nhiều văn bản giáo lý từ Qur’an và Sunnah nghiêm cấm việc bắt chước những người ngoại đạo, trình bày rõ rằng họ là những người đi trên con đường lầm lạc. Bởi thế, ai đi theo họ có nghĩa là đi theo sự lầm lạc của họ như Allah I phán:
﴿ثُمَّ جَعَلۡنَٰكَ عَلَىٰ شَرِيعَةٖ مِّنَ ٱلۡأَمۡرِ فَٱتَّبِعۡهَا وَلَا تَتَّبِعۡ أَهۡوَآءَ ٱلَّذِينَ لَا يَعۡلَمُونَ ١٨﴾ [سورة الجاثية : 18]
{Rồi TA đặt Ngươi (Muhammad) trên con đường luật pháp của tôn giáo. Do đó, hãy tuân thủ nó và chớ đi theo những ham muốn của những kẻ không biết gì.} (Chương 45 – Al-Jathiyah, câu 18).
﴿وَكَذَٰلِكَ أَنزَلۡنَٰهُ حُكۡمًا عَرَبِيّٗاۚ وَلَئِنِ ٱتَّبَعۡتَ أَهۡوَآءَهُم بَعۡدَ مَا جَآءَكَ مِنَ ٱلۡعِلۡمِ مَا لَكَ مِنَ ٱللَّهِ مِن وَلِيّٖ وَلَا وَاقٖ ٣٧﴾ [سورة الرعد: 37]
{Và đúng như thế, TA (Allah) ban Nó (Qur’an) xuống cho Ngươi (Muhammad) như một bộ luật xét xử bằng tiếng Ả Rập. Và nếu Ngươi làm theo những điều mong muốn của họ (những người ngoại đạo) sau khi Ngươi đã tiếp thu mọi hiểu biết thì Ngươi sẽ không có một người bảo hộ hoặc một người che chở nào có thể giúp Ngươi thóat khỏi (hình phạt của) Allah.} (Chương 13 – Arra’d, câu 37).
﴿وَلَا تَكُونُواْ كَٱلَّذِينَ تَفَرَّقُواْ وَٱخۡتَلَفُواْ مِنۢ بَعۡدِ مَا جَآءَهُمُ ٱلۡبَيِّنَٰتُۚ وَأُوْلَٰٓئِكَ لَهُمۡ عَذَابٌ عَظِيمٞ ١٠٥﴾ [سورة آل عمران: 105]
{Và các ngươi chớ đừng trở thành giống như những kẻ đã chia rẽ tôn giáo và tranh chấp nhau sau khi đa tiếp thu các bằng chứng rõ rệt; và chúng là những kẻ sẽ phải nhận một sự trừng phạt rất nặng.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 105).
Allah I kêu gọi những người có đức tin đến với sự kính sợ Ngài khi nhắc đến Ngài và khi đọc các lời phán của Ngài. Ngài phán:
﴿أَلَمۡ يَأۡنِ لِلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَن تَخۡشَعَ قُلُوبُهُمۡ لِذِكۡرِ ٱللَّهِ وَمَا نَزَلَ مِنَ ٱلۡحَقِّ وَلَا يَكُونُواْ كَٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ مِن قَبۡلُ فَطَالَ عَلَيۡهِمُ ٱلۡأَمَدُ فَقَسَتۡ قُلُوبُهُمۡۖ وَكَثِيرٞ مِّنۡهُمۡ فَٰسِقُونَ ١٦﴾ [سورة الحديد: 16]
{Há chưa phải là lúc để cho những ai có đức tin ý thức rằng trái tim của họ nên kính sợ và phủ phục trước Lời Nhắc nhở của Allah và trước điều chân lý mà Ngài đã ban xuống? Và không nên như là những kẻ đã được ban cho Kinh sách trước đây, do bởi thời gian đã kéo dài cho nên tấm lòng của họ chai cứng lại, và đa số bọn họ là những kẻ bất tuân, dấy loạn.} (Chương 57 – Al-Hadeed, câu 16).
Và không phải nghi ngờ gì nữa rằng việc hành động và biểu hiện giống những người ngoại đạo là một trong những minh chứng nói lên sự yêu thương và quý mến họ. Đây là điều đi ngược lại với nền tảng căn bản của Islam là vô can với những người ngoại đạo. Allah I cấm những người có đức tin yêu thương, quý mện những người ngoại đạo cũng như kết thân với họ. Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ ٱلۡيَهُودَ وَٱلنَّصَٰرَىٰٓ أَوۡلِيَآءَۘ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ وَمَن يَتَوَلَّهُم مِّنكُمۡ فَإِنَّهُۥ مِنۡهُمۡۗ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥١﴾ [سورة المائدة: 51]
{Hỡi những người có đức tin, chớ kết thân với người Do thái và tín đồ Thiên Chúa giáo. Họ là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Và ai trong các ngươi quay về kết thân với họ thì là người của họ. Quả thật, Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 51).
﴿لَّا تَجِدُ قَوۡمٗا يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ يُوَآدُّونَ مَنۡ حَآدَّ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ وَلَوۡ كَانُوٓاْ ءَابَآءَهُمۡ أَوۡ أَبۡنَآءَهُمۡ أَوۡ إِخۡوَٰنَهُمۡ أَوۡ عَشِيرَتَهُمۡۚ﴾ [سورة المجادلة: 22]
{Ngươi sẽ không tìm thấy một đám người nào đã có đức tin nơi Allah và Ngày Sau lại kết thân với những ai là người chống đối Allah và Sứ giả của Ngài dẫu rằng đó là cha mẹ, con cái, anh em, hay bà con ruột thịt của họ đi chăng nữa.} (Chương 58 – Al-Mujadalah, câu 22).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah ﷺ nói: (Sự bắt chước biểu hiện sự yêu thương, quí mến và kết thân trong nội tâm, giống như sự yêu thương và ngưỡng mộ trong nội tâm sẽ biểu hiện hành vi bắt chước ở bên ngoài)([94]). Và Sheikh ﷺ cũng nói chú thích cho câu Kinh của chương Al-Muja-dalah vừa nêu trên: (Allah Tối Cao cho biết rằng không có người có đức tin nào yêu quí người ngoại đạo; bởi thế, ai yêu quý người ngoại đạo thì không phải là người có đức tin; và sự bắt chước ở hành vi bên ngoài là biểu hiện sự yêu quí nên đó là điều Haram)([95]).
Thiên sứ của Allah e nói:
))مَنْ تَشَبَّهَ بِقَوْمٍ فَهُوَ مِنْهُمْ(( رواه أبو داود والترمذي وأحمد
“Ai bắt chước một nhóm người nào đó thì người đó là người cùng hội cùng thuyền với nhóm người đó.” (Abu Dawood, Tirmizdi, và Ahmad).([96])
Sheikh Islam ﷺ nói: (Hadith này nói lên mức độ tối thiểu của vấn đề rằng nghiêm cấm việc bắt chước người ngoại đạo, nhưng nói rõ hơn là việc bắt chước họ là biểu hiện của vô đức tin như Allah I đã phán:
﴿وَمَن يَتَوَلَّهُم مِّنكُمۡ فَإِنَّهُۥ مِنۡهُمۡۗ﴾ [سورة المائدة: 51]
{Và ai trong các ngươi quay về kết thân với họ thì là người của họ} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 51).)([97]).
Học giả Assan’a-ni nói: “Nếu bắt chước người ngoại đạo trong ăn mặc và định tâm rằng để trở thành người giống như thế thì y là kẻ vô đức tin, còn nếu không định tâm thì các học giả có những quan điểm bất đồng nhau: một số thì cho rằng người đó là kẻ vô đức tin dựa theo ý nghĩa hiển thị của Hadith, một số khác thì nói: người đó không phải là kẻ vô đức tin nhưng phải bị trừng phạt”([98]).
Sheikh Islam ﷺ nói: “Căn bản của các biểu hiệu ẩn của Allah và hệ thống luật của Ngài thì việc bắt chước người ngoại đạo là vô đức tin và đại nghịch giống như căn bản của mọi điều tốt lành là duy trì và giữ gì các Sunnah của các vị Nabi cũng như các hệ thống giáo lý của họ”([99]).
Nói về sự bắt chước người ngoài đạo thì rất dài, mong rằng những gì được nêu cũng đã đủ cho mục tiêu và ý nghĩa muốn nói.
¯ Những hình ảnh bắt chước người ngoại đạo trong các ngày lễ của họ:
Các ngày lễ của người ngoại đạo khác nhau tùy theo giáo phái và môn hội của họ: các những ngày lễ thuộc căn bản tín ngưỡng của họ, hoặc được họ sáng lập thêm, và đa số các ngày lễ của họ thuộc tập tục, truyền thống và kỷ niệm các sự kiện của dân tộc hay quốc gia của họ. Và chúng ta có thể tóm lược các dạng ngày lễ của họ với những điều sau đây:
Thứ nhất: Các ngày lễ được tổ chức mang ý nghĩa tôn giáo dù nhằm tôn vinh Allah như lễ hiển linh, lễ phục sinh, lễ bánh không men, lễ giáng sinh của người Thiên Chúa hay nhằm tôn vinh các thần tượng của họ như các ngày lễ của Hy Lạp. Người Muslim bắt chước họ trong các ngày lễ này theo hai trường hợp:
1- Tham gia cùng với họ trong các ngày lễ đó; giống như một số nhóm người thiểu số không phải Muslim sống trong đất nước của những người Muslim tổ chức ngày lễ của họ và một số người Muslim tham gia cùng với họ. Hình ảnh này đã xảy ra trong thời của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah và học giả Al-Hafizh Azd-Zdahabi và cũng là những gì đang xảy ra trong thời nay ở nhiều quốc gia Islam. Và tồi tệ hơn nữa là một số người Muslim đi sang quốc gia của những ngoại đạo với mục đích tham dự các ngày lễ đó cùng với họ; và động cơ cho sự tham dự này là do ham muốn của bản thân hay do sự đáp lại lời mời của một số người ngoại đạo giống như một số người Muslim sống tại ở các quốc gia không phải Islam được mời tham dự các ngày lễ của họ, một số người Muslim thuộc những nhà đầu tư, những kinh doanh, chủ các doanh nghiệp lớn vì muốn cải thiện sự giao lưu thế tục cũng như vật chất đã đáp lại lời mời của họ và tham dự cùng với họ. Tất cả những hình ảnh vừa nêu đều là Haram, có thể dẫn đến sự vô đức tin bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
))مَنْ تَشَبَّهَ بِقَوْمٍ فَهُوَ مِنْهُمْ(( رواه أبو داود والترمذي وأحمد
“Ai bắt chước một nhóm người nào đó thì người đó là người cùng hội cùng thuyền với nhóm người đó.” (Abu Dawood, Tirmizdi, và Ahmad).
Và bởi vì người tham dự các ngày lễ của họ với mục đích và tâm niệm tham gia cùng với họ trong những điều thuộc các nghi lễ và biểu hiệu tôn giáo của họ.
2- Mang các ngày lễ của họ vào đất nước của những người Muslim. Ngày nay, ở nhiều quốc gia Islam đều tổ chức đón mừng tết Tây, và đây là hành động còn tệ hơn hành động của trường hợp thứ nhất bởi vì họ đã mang những ngày lễ của những người ngoại đạo vào trong đất nước của Islam; điều này nói lên rằng họ không chỉ tham gia các ngày lễ của những người ngoại đạo mà còn muốn nhập chúng vào các quốc gia của những người Muslim.
Thứ hai: Các ngày lễ có nguồn gốc từ các nghi lễ của những người ngoại đạo sau đó được chuyển thành tập tục và truyền thống của thế giới chẳng hạn thế vận hội Olympic của Hy Lạp (Olympia); trong thời hiện đại ngày nay Olympic hiển thị cho thấy nó đơn thuần chỉ là đại hội thể thao thế giới. Người Muslim bắt chước họ trong lễ hội này cũng theo hai trường hợp:
1- Tham gia tổ chức cùng với họ tại quốc gia của người ngoại đạo giống như nhiều quốc gia Islam đã cử phái đi đoàn đại diện thể thao để tham gia các môn thể thao khác nhau trong thế vận hội đó.
2- Mang ngày lễ này vào đất nước Islam chẳng hạn như một số quốc gia Islam xin được tổ chức đăng cai thế vận hội Olympic tái đất nước của mình.
Cả hai trường hợp: tham gia với họ hay tổ chức trong quốc gia Islam đều Haram. Và điều này cũng được trình bày rõ ở phần trên không cần phải lặp lại.
Thứ ba: Các ngày cũng các tuần được những người ngoại đạo sáng lập để kỷ niệm các sự kiện, có hai dạng:
1- Các ngày, các tuần có nguồn gốc tín ngưỡng của họ rồi sau đó được chuyển thành tập tục truyền thống để kết nối mang tính cải thiện xã hội thế tục, chẳng hạn như ngày quốc tế lao động được hình thành từ những người thờ cây cối sau đó trở thành lễ thần tượng của La Mã và sau đó chuyển đến cho những người Pháp để gắn kết với nhà thờ, và sau đó chủ nghĩa cộng sản đến và kêu gọi đến với nó và nó trở thành ngày chính thức của thế giới, ngay cả nhiều quốc gia Islam của hưởng ứng ngày này. Không phải nghi ngờ gì nữa rằng tham gia hưởng ứng ngày này là Haram với các lý do sau đây:
- Đó là này lễ mang tính tôn giáo và thờ thần tượng trong nguồn gốc hình thành.
- Ấn định một ngày nào đó trong năm, đó là ngày 1 tháng 5, là một trong những điều biến nó thành một ngày lễ tương đương với ngày lễ theo giáo lý.
- Bắt chước người ngoại đạo trong những điều đặc trưng riêng biệt của họ.
2- Không có nguồn gốc tôn giáo, chẳng hạn như ngày sức khỏe thế giới, ngày phòng chống ma túy, ngày của mẹ, .. thì không nằm ngoài hai trường hợp:
· Đó là ngày hay tuần lễ được ấn định trong năm cho tất cả thế giới, nó cứ diễn ra theo định kỳ chẳng hạn như ngày của mẹ, ... thì cũng giống như các ngày lễ khác của họ, Haram tham gia hưởng ứng bởi những nguyên nhân sau:
- Nó trở thành một ngày hay những ngày ấn định cùng với sự tổ chức đón mừng thì nó trở thành lễ giống như các ngày lễ hội khác.
- Nó tương đồng với ngày lễ của Islam
- Trong đó có sự bắt chước người ngoại đạo bởi đó là ngày do họ sáng lập ra.
Ai cấm tham gia ngày này là họ cấm dựa theo những điều này, còn ai cho phép thì nói: nó không phải là ngày để tôn vinh, không phải là ngày thờ phượng cũng không mang tính lễ hội cho dù nó là ngày được ấn định và được lặp đi lặp lại theo định kỳ; trong lễ hội thì có sự thờ phượng còn nó không phải là lễ hội.
Tuy nhiên, có được xí xóa hay không đối với những được tổ chức mang tính thế giới vì mục đích cải thiện và lợi ích cho nhân loại nói chung, bởi lẽ nếu người Muslim không tham gia cùng với thế giới thì có thể sẽ mất đi một số lợi ích chẳng hạn như đối với ngày sức khỏe thế giới, ngày phòng chống ma túy và những ngày mang hình thức tương tự; và chúng không phải mang hình thức tôn giáo mà chỉ là những tổ chức mang tính hiệp hội được ấn định hàng năm nhưng vẫn được tổ chức ăn mưng? Điều này tôi nghĩ cần có sự nghiên cứu và tìm hiểu thêm nữa.. !
· Đó là ngày hay tuần không được ấn định trong năm, nó có thể thay đổi tùy theo sự tổ chức và sự cải thiện cụ thể nào đó. Đối với những ngày này thì không phải là lễ hội mà nguyên nhân cần xem xét là sự bắt chước những người ngoại đạo. Nhưng việc tham gia với họ có phải thuộc sự bắt chước bị nghiêm cấm không, hay đó không phải là sự bắt chước bởi vì đây giống như là một tổ chức quản lý của một cơ quan, bộ phân kinh doanh nào đó chẳng hạn như các ngày được tổ chức hàng năm của các công ty, các cơ quan, xí nghiệp? Điều này cũng nằm trong vẫn đề cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm, như theo cái nhìn ban đầy của tôi thì không vấn đề gì trong việc tham gia các ngày này bởi các điều sau:
- Bởi vì những ngày đó không được gọi ngày lễ hay ngày tế, và cũng không mang các đặc điểm của các ngày lễ tết mà nó chỉ là những ngày ăn mừng.
- Mục đích tổ chức của các ngày này là nhằm nâng cao nhận thức và hướng dẫn để khẳng định các mục tiêu đề ra.
- Nếu phải cấm những ngày này thì chắc phải cấm nhiều tổ chức và nhiều hội họp xã hội thường lặp đi lặp lại định kỳ hàng năm. Và tôi không nghỉ rằng có ai đó lại nói như vậy, bởi vì có rất nhiều tổ chức và hội họp như hội họp gia đình, hội họp tuyên truyền, hội họp các nhân viên ...
Thứ tư: Một trong những hình ảnh bắt chước người ngoại đạo làm cho các ngày lễ của người Muslim thành những điều giống như các ngày lễ của người ngoại đạo: quả thật, các ngày lễ của người Muslim khác biệt bởi các biểu hiệu của nó nói lên sự tạ ơn Allah Tối Cao, thể hiện sự tôn vinh, ca ngợi và tuân lệnh Ngài cùng với niềm vui hân hoan về ân huệ của Ngài ban cho nhưng không dùng ân huệ vào việc đại nghịch và trái lệnh Ngài; còn các lễ nguyện của những người ngoại đạo thì hoàn toàn ngược lại, các ngày lễ của họ là tôn vinh các nghi lễ lệch lạc, tôn vinh các thần thánh của họ khác với Allah cùng với việc buông thả tự do bản thân trong ham muốn bản năng, trong những điều bị nghiêm cấm. Và thật đáng tiếc, có không ít người Muslim đã bắt chước người ngoại đạo trong sự việc này, họ đạo ngược các nghi thức và biểu hiệu trong ngày lễ của họ từ việc tuân lệnh, tạ ơn thành những hành vi và việc làm tội lỗi, trái đạo và đại nghịch với Allah, phụ ơn trước ân huệ của Allah, họ làm sôi động cho những đêm và ngày của lễ Eid người Muslim với trống, kèn, ca hát, rượu chè và zina giống như người ngoại đạo ăn mừng trong những ngày lễ của họ.
¯ Tham gia các ngày lễ của những người ngoại đạo:
1- Đối với các ngày lễ có nguồn gốc tôn giáo dù là bản sao hay mới được sáng lập thì không được phép tham gia dưới bất cứ hình thức nào. Bởi vì không được phép tuân lệnh tạo vật để làm trái lệnh Đấng Tạo Hóa, và bởi vì tham gia trong các ngày lễ đó là tham gia cùng với những người ngoại đạo thực hiện các nghi lễ tôn giáo của họ, trừ phi đối với ai bị cưỡng ép tham gia với họ vì nếu không sẽ bị họ gây hại nguy hiểm đến tính mạng. Và trong trường hợp bị cưỡng ép và sợ cho sự an nguy tính mạng của mình thì được phép nhưng vẫn một mực giữ vững trên điều chân lý thì tốt hơn. Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah I:
﴿مَن كَفَرَ بِٱللَّهِ مِنۢ بَعۡدِ إِيمَٰنِهِۦٓ إِلَّا مَنۡ أُكۡرِهَ وَقَلۡبُهُۥ مُطۡمَئِنُّۢ بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَٰكِن مَّن شَرَحَ بِٱلۡكُفۡرِ صَدۡرٗا﴾ [سورة النحل: 106]
{Ai phủ nhận Allah sau khi đã tin tưởng ngoại trừ ai là người bị ép buộc (bỏ đạo) trong lúc tấm lòng của y hãy con vui sướng với đức tin Iman, còn kẻ nào vỗ ngực tuyên bố không tin tưởng ...} (Chương 16 – Annahl, câu 106).
Học giả Ibnu Kathir ﷺ nói: “Các học giả đều đồng thuận rằng người bị cưỡng ép bỏ đạo thì được phép làm theo để duy trì mạng sống, và được phép từ chối giống nhưu Bilaal đã từ chối và họ đã hành hạ ông”([100]).
Không phải là bị cưỡng ép khi một số người đã thể hiện sự lịch sự với người ngoại đạo trong việc đáp lại lời mời của họ, và cũng không phải là bị cưỡng ép khi mất đi tiền bạc hay công việc. Bởi lẽ đó không phải là bị cưỡng ép nguy hại đến tính mạng.
2- Còn đối với các ngày, các tuần được tổ chức thì giới luật về người tham gia được dừng lại do cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thêm, và những ai cấm tham gia thì họ không cho nó mang mức độ giống như các ngày lễ có nguồn gốc tôn giáo mà mức độ của nó nhẹ hơn, và đó là một trong những thử thành đối với người Muslim.
¯ Người Muslim nhìn nhận về các ngày lễ của người ngoại đạo:
Ä Tránh xa việc tham dự:
Giới học giả đồng thuận rằng không được phép tham dự các ngày lễ tết của người ngoại đạo cũng như bắt chước họ, đây là trường phái Hanafi, Maliky, Sha-fi’y và Hambaly([101]). Cơ sở giáo lý cho điều này rất nhiều, tiêu biểu:
1- Tất cả những bằng chứng giáo lý nói về việc cấm bắt chước người ngoại đạo, đã được nói ở phần trên.
2- Ijma’ (sự thống nhất) trong thời của các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een rằng không được phép tham dự các ngày lễ của những người ngoại đạo. Bằng chứng về Ijma’ của các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een theo hai khía cạnh:
- Người Do thái, Thiên Chúa, Bái hỏa giáo thuộc những người nằm trong hiệp ước sống hòa bình trong xứ của những người Muslim, họ vẫn tổ chức đón mừng các ngày lễ của họ nhưng trong thời các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een, không một ai trong số họ tham gia, chứng tỏ tất cả họ đều làm theo lệnh cấm của tôn giáo Islam.
- Theo sử ghi chép về các điều kiện của Umar t được các vị Sahabah cũng như những học giả sau họ đều đồng thuận, đó là những người thuộc dân Kinh sách sống trong hiệp ước hòa bình tại xử sở của người Muslim không được phép công khai tổ chức các ngày lễ của họ trong khu vực của Islam. Như vậy, nếu những người Muslim đã đồng thuận và thống nhất với nhau trong việc cấm họ công khai tổ chức các ngày lễ của họ thì làm sao người Muslim lại dám tham dự các ngày lễ của họ, chẳng phải nếu như thế thì có nghĩa rằng hành động của người Muslim còn nặng hơn hành động của người ngoại đạo?!
3- Các lời nói của các vị Sahabah chưa từng được biết rằng có sự phản đối không đồng thuận, như:
- Lời nói của Umar t: “Các ngươi chớ học biệt ngữ khó hiểu của họ, chớ đi vào cùng với những người thờ đa thần trong các nhà thờ của họ vào ngày lễ tết của họ; bởi quả thật sự phận nộ (của Allah) sẽ giáng xuống lên họ”([102]).
Sheikh Islam nói: “Đây là Umar, ông đã cấm học các biệt ngữ của họ, cấm vào các nhà thờ của họ vào ngày lễ tết của họ; vậy sẽ như thế nào nếu làm theo các nghi lễ của họ? Chẳng phải tương đồng với họ trong hành động còn nghiêm trọng hơn việc tương đồng với họ trong ngôn ngữ hay sao? Chẳng phải làm theo một số việc làm của họ còn nghiêm trọng hơn việc đơn thuần đi vào cùng với trong ngày lễ tết của họ hay sao? Và nếu như sự phẫn nộ của Allah giáng xuống họ vào ngày lễ tết của họ bởi việc làm của họ thì những ai tham gia cùng với họ hoặc theo họ ở một số việc chẳng phải cũng sẽ bị trừng phạt đó sao?!”([103]).
- Câu nói của Abdullah bin Amru t: “Ai sống trong xứ sở của họ, đón mừng lễ Nowruz, Mehrajan của họ và bắt chước họ cho đến khi y lìa cõi đời thì y sẽ được triệu tập cùng nhóm với họ vào Ngày Phục sinh”([104]).
Sheikh Islam ﷺ nói về câu nói của Abdullah bin Amru t: “triệu tập cùng nhóm với họ” có nghĩa là y sẽ được xem là kẻ vô đức tin bởi sự tham gia cùng với họ trong nhiều sự việc hoặc việc làm đó của y thuộc những đại trọng tội phải bị trừng phạt trong Hỏa Ngục, tuy nhiên, ý thứ nhất gần với lời nói hơn”([105]).
Ä Tránh xa việc tương đồng với các hành động và việc làm của họ:
Một số người Muslim mặc dù không tham dự các ngày lễ của những người ngoại đạo, tuy nhiên, họ lại hành động hoặc làm giống như những người ngoại đạo. Đây là việc làm và hành động thuộc hình thức bắt chước bị cấm đoán. Sheikh Islam ﷺ nói: “Người Muslim không được phép bắt chước hay làm giống họ bất cứ một điều gì từ những điều đặc trưng riêng biệt cho các ngày lễ của họ dù là thức ăn, quần áo, tắm, đốt lửa, .. dù là sinh hoạt đời thương hay hình thức hành đạo và thờ phượng. Người Muslim không được phép mở tiệc, tặng quà, buôn bán những gì để chuẩn bị cho các ngày lễ đó của họ, trẻ con cũng như những ai khác không được tham gia các trò chơi cũng như ăn mặc đẹp trong các ngày lễ đó của họ. Nói một cách tổng thể: người Muslim không được phép làm một sự việc thuộc các nghi thức của họ trong các ngày lễ của họ, mà các ngày lễ của họ đối với người Muslim cũng giống như bao nhiêu ngày thường khác”([106]).
Học giả Azd-Zdahabi nói: “Nếu Thiên Chúa có ngày lễ đặc trưng của họ và Do thái của ngày lễ đặc trưng của họ thì người Muslim không được tham gia ngày lễ đó cũng như không được tham gia vào giáo lý của họ và dân tộc của họ”([107]).
Ibnu Attarkama-ni thuộc trường phái Hanafi đã nói tổng thể về những điều mà một số người Muslim làm trong các ngay lễ của Thiên Chúa từ việc tiêu xài rộng rãi hơn và đưa gia đình ra ngoài, sau đó ở phần cuối ông nói: “Một số học giả trường phái Hanafi nói: ai làm những điều đã được nói phần trước mà không sám hối thì người đó là Kafir (vô đức tin) giống như họ; một số học giả phái Maliky thì nói: ai chẻ quả dưa hấu vào Nowruz thì giống như y giết tế một con heo”([108]).
Ä Tránh xa những phương tiện đi lại mà họ dùng để đi dự các ngày lễ của họ:
Imam Malik nói: “Makruh cho việc đi cùng với trên những chiếc thuyền mà họ đi để dự các ngày lễ của họ bởi vì sự phẫn nộ và sự nguyền rủa có thể sẽ giáng xuống họ”([109]).
Người ta hỏi Ibnu Al-Qasim về việc đi trên các con thuyền mà những người Thiên Chúa dùng để đi dự các ngày lễ của họ thì ông nói rằng đó là điều Makruh vì sợ rằng có thể tai họa sẽ giáng xuống họ bởi sự Shikr của họ([110]).
Ä Không được tặng quà cáp cho họ hoặc ủng hộ họ bằng cách mua hoặc bán trong ngày lễ của họ:
Abu Hafs thuộc phái Hanafi nói: “Ai tặng một quả trứng vào ngày đó cho người thờ đa thần để tôn vinh cho ngày hôm đó (nhân dịp ngày đó) thì quả thật y đã vô đức tin nơi Allah Tối Cao”([111]).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah ﷺ nói: “Ibnu Al-Qasim ghét người Muslim tặng bất cứ thứ gì cho người Thiên Chúa trong ngày lễ của họ để gây thiện cảm đối với, và ông thấy rằng điều đó là việc làm trong các việc làm tôn vinh ngày lễ của họ và ủng hộ họ trong cải thiện sự vô đức tin của họ; chẳng phải người Muslim không được phép bán cho người Thiên Chúa một thứ gì để ủng hộ ngày lễ của họ hay sao? Không được bán thịt, thức ăn, quần áo cho họ, không được cho họ mượn phương tiện, vật cưỡi, không được giúp đỡ họ bất cứ điều gì cho ngày lễ của họ. Bởi lẽ những việc làm đó là tôn vinh sự thờ đa thần của họ và ủng hộ họ trong việc vô đức tin, và những người có quyền hành nên ngăn cản những người Muslim làm những việc làm đó, và đó là câu nói của Imam Malik và những người khác, và tôi không biết có quan điểm bất đồng với câu nói này.”([112]).
Ibnu Attarkama-ni: “Người Muslim mang tội khi ngồi cùng với họ, ủng hộ họ bằng cách giết thịt, nấu ăn và cho họ mượn phương tiện đi lại để phục vụ cho các ngày lễ của họ”([113]).
Nhưng thật đáng buồn vì có rất nhiều người Muslim đã lơ là trong vấn đề này có thể do thiếu hiểu biết hoặc là do vô tâm. Nhiều quốc gia Islam kinh doanh các món quà lưu niệm cho các ngày lễ từ hoa, dầu thơm, thiệp chúc mừng, quần áo, các món quà đặc biệt dành cho ngày lễ chẳng hạn như các món quà (ông già No-êl) hoặc cây No-êl của người Thiên Chúa hoặc bánh kẹo mang hình cây thánh giá hoặc những hình dạng khác thuộc biểu hiệu ngày lễ của họ. Những người Muslim này cho rằng các mùa lễ hội của Thiên Chúa giáo là cơ hội để kinh doanh các món quà lưu niệm cho các ngày lễ của họ. Tất cả những việc làm đó đều là những việc làm ủng hộ cho các ngày lễ của họ, là sự đóng góp và chia sẻ trong việc biểu hiện tinh thần lễ hội cùng với họ; và tất cả đều là sự giúp đỡ nhau làm điều tội lỗi, giơ cao biểu hiệu vô đức tin và gieo niềm vui vào lòng của những người ngoại đạo, giống như một sự tiếp sức cho họ trong việc vô đức tin nơi Allah I.
Ä Không ủng hộ và giúp đỡ người Muslim bắt chước họ trong các ngày lễ của họ về những việc làm bắt chước:
Sheikh Islam ﷺ nói: “Giống như chúng ta không bắt chước họ trong các ngày lễ thì chúng ta cũng không giúp đỡ người Muslim bắt chước họ trong việc làm bắt chước đó; mà ngược lại, chúng ta phải ngăn cản điều đó. Ai mời đến với các ngày lễ của họ thì không đáp lại lời mời gọi đó và người Muslim nào tặng quà trong các ngày lễ của họ thì không nhận quà của người đó, đặc biệt là đối với món quà có sự bắt chước trong kiểu cách của họ. Người Muslim không bán bất cứ thứ gì cho người Muslim muốn chuẩn bị cho điều bắt chước họ trong ngày lễ của họ từ thức ăn, quần áo, ..., bởi lẽ đó là sự ủng hộ và giúp nhau làm điều trái đạo.”([114]).
Điều bắt buộc là không được giúp đỡ, ủng hộ người Muslim làm điều bắt chước họ, phải ngăn cản người Muslim đó và trình bày cho y hiểu về sự nguy hại của việc làm đối với đức tin và Islam của y.
Ä Không chúc mừng họ bởi ngày lễ tết của họ:
Ibnu Al-Qayyim ﷺ nói: “Việc chúc mừng cho các biểu hiệu và nghi lễ đặc biệt của người ngoại đạo là Haram, được thống nhất trong giới học giả Muslim như chúc mừng các ngày lễ của họ, chúc mừng mùa chay của họ bằng cách nói: Tết phúc lành, hay chúc tết hạnh phúc, hoặc những lời tương tự. Lời chúc này dù người nói được an toàn khởi sự vô đức tin nhưng nó là điều bị cấm đoán, nó cũng giống như việc chúc mừng cho sự quì lạy thánh giá, không những thế, nó còn nặng hơn và nghiêm trọng hơn cả việc cạn ly uống rượu, giết một mạng người và quan hệ tình dục Haram. Và nhiều người không vững chắc trong tôn giáo dễ rơi vào việc làm đó nhưng y không biết sự tồi tệ của hành động đó. Bởi thế, ai chúc mừng một người bề tôi về việc làm trái lệnh Allah, hoặc việc làm Bid’ah, hoặc vô đức tin nơi Ngài thì người đó đang thách thức sự phẫn nộ và cơn giận của Allah.”([115]).
Quả thật, việc chúc tụng những người ngoại đạo trong các dịp lễ tết của họ là Haram như Ibnu Al-Qayyim đã nói. Bởi vì trong sự việc đó nói lên sự khẳng định cho những điều trong tôn giáo của họ, hài lòng việc làm của họ, và cho dù không có sự hài lòng với điều vô đức tin của họ thì đó cũng là điều Haram đối với người Muslim khi y đã hài lòng với các biểu hiệu của họ và chúc tụng họ. Allah, Đấng Tối Cao không hài lòng cho việc làm đó, Ngài phán:
﴿إِن تَكۡفُرُواْ فَإِنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ عَنكُمۡۖ وَلَا يَرۡضَىٰ لِعِبَادِهِ ٱلۡكُفۡرَۖ وَإِن تَشۡكُرُواْ يَرۡضَهُ لَكُمۡۗ وَلَا تَزِرُ وَازِرَةٞ وِزۡرَ أُخۡرَىٰۚ﴾ [سورة الزمر: 7]
{Nếu các ngươi phủ nhận thì quả thật Allah không hề cần đến các ngươi nhưng Ngài không hài lòng với thái độ vong ân của đám bầy tôi của Ngài, còn nếu các ngươi tri ân thì Ngài sẽ hài lòng với các ngươi, bởi vì không một ai có thể gánh vác giùm tội lỗi cho người khác.} (Chương 39 – Azzumar, câu 7).
﴿ٱلۡيَوۡمَ أَكۡمَلۡتُ لَكُمۡ دِينَكُمۡ وَأَتۡمَمۡتُ عَلَيۡكُمۡ نِعۡمَتِي وَرَضِيتُ لَكُمُ ٱلۡإِسۡلَٰمَ دِينٗاۚ ﴾ [سورة المائدة: 3]
{Ngày hôm nay TA (Allah) đã hoàn chỉnh cho các ngươi tôn giáo của các ngươi; TA cũng đã hoàn tất ân huệ của TA cho các ngươi và TA đã hài lòng lấy Islam làm tôn giáo cho các ngươi} (Chương 5 – Al-Ma’idah, câu 3).
Việc chúc mừng họ trong ngày lễ của họ là Haram cho dù họ là những người đồng nghiệp đi chăng nữa. Còn khi nào họ chúc mừng chúng ta trong ngày lễ của họ thì chúng ta không đáp lại họ về lời chúc đó; bởi vì đó không phải ngày lễ của chúng ta mà đó là các ngày lễ của họ không được Allah I chấp thuận, các ngày lễ của họ một là do họ tự cải biên trong tôn giáo của họ hoặc là nó từ hệ thống giáo lý của họ, tuy niên, nó đã bị xóa bỏ bởi tôn giáo Islam, tôn giáo được Allah I cử phái Muhammad e mang đến cho toàn thể nhân loại, Ngài phán:
﴿وَمَن يَبۡتَغِ غَيۡرَ ٱلۡإِسۡلَٰمِ دِينٗا فَلَن يُقۡبَلَ مِنۡهُ وَهُوَ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ مِنَ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٨٥ ﴾ [سورة آل عمران:85 ]
{Và ai tìm kiếm một tôn giáo nào khác ngoài tôn giáo Islam thì tôn giáo đó của y sẽ không được chấp nhận và vào Ngày Sau y sẽ là đồng bọn của những người thua thiệt} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 85).
Người Muslim đáp lại lời chúc của họ nhân dịp lễ tết của họ là Haram, ai làm một điều gì từ việc đó thì y mang tội dù trong trường hợp nào, bởi vì đó là sự tâng bốc tôn giáo ngoài tôn giáo của Allah và là một trong những yếu tố tăng cường cho tinh thần của những người ngoại đạo trong việc vô đức tin của họ cũng như tăng thêm niềm tự hào cho tôn giáo của họ([116]).
Câu hỏi: Nếu một người Muslim đón mừng lễ tiệc giống như sự đón mừng của họ, tuy nhiên, người đó làm sớm hơn hoặc trễ hơn vài ngày só với những ngày lễ của họ để tránh việc bắt chước họ, thì như thế nào?
Trả lời: Đây là hình thức bắt chước Haram; bởi y đã đón mừng giống như lễ của họ và việc nghiêm cấm ngày lễ là nghiêm cấm những gì trước và sau nó trong việc chuẩn bị cho ngày lễ đó... Một số người không đón mừng trong ngày lễ của họ giống như trong ngày thứ năm (ngày của Do thái) hay ngày giáng sinh và họ nói với gia đình của họ: chúng ta sẽ tổ chức sự đón mừng này vào tuần tới hay tháng tới; thì việc di chuyển thời gian đó vẫn tồn tại ngày lễ của họ. Đây cũng là hình thức bắt chước bị cấm đoán([117]).
Ä Tránh xa việc dùng những cái tên hoặc thuật ngữ đặt trưng của họ trong thờ phượng của họ
Nếu những biệt ngữ không cần thiết thuộc những điều bị cấm dưới hình thức bắt chước thì việc dùng nó thì càng bị cấm nhiều hơn, chẳng hạn như dùng biệt ngữ Mehrajan để gọi các buổi đại hội của Islam là không được bởi vì đó là tên của ngày lễ tôn giáo của Ba Tư.
Học gải Al-Bayhaqi ghi lại rằng Ali t được mang đến một món quà từ lễ Nowruz thì ông nói: cái gì đây? Họ nói: Thưa thủ lĩnh của những người có đức tin! Đây là ngày lễ Nowruz. Ông nói: các người hãy làm Firuz mỗi ngày. Abu Osa-mah nói: Ông Ali t ghét nói đến từ Nowruz([118]).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah ﷺ nói: “Ali t đã ghét đồng thuận với họ trong tên gọi cho ngày lễ đó thì sẽ như thế nào đối với hành động và việc làm đồng thuận với họ?!”([119]).
Ä Giới luật về việc nhận quà của họ trong các ngày lễ của họ:
Nếu người ngoại đạo tặng quà cho người Muslim vào thời điểm ngày lễ của họ thì người Muslim có được ph ép nhận không?
Vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau; dựa theo cơ sở giáo lý thì được phép nhận quà của họ nếu như món quà không phải là thịt đã được họ giết như bánh kẹo và trái quả, ... bởi vì đó không mang ý nghĩa giúp đỡ và ủng hộ người ngoại đạo tăng cường sự vô đức tin của họ giống như Ali t đã nhận quà như đã vừa nói trên. Một Hadith được ghi lại rằng có một người phụ nữ hỏi bà A’ishah: Quả thật, chúng tôi có bà con là những người Ba tư, và chúng là của họ trong ngày lễ của họ và họ đã biếu chúng cho chúng tôi. Bà A’ishah nói: Những gì được giết cho ngày hôm đó thì chớ ăn nhưng hãy ă từ cây cối của họ([120]).
Ông Abu Barzah t thuật lại rằng ông có những người láng giềng Ba tư, vào ngày lễ Nowruz và Mehrajan của họ thì họ biếu ông các món quà, ông thường nói với người nhà của ông: “Những gì từ trái cây thì mọi người hãy ăn còn những gì khác thì các người hãy trả lại”([121]).
Sheikh Islam ﷺ nói: “Tất cả đều cho thấy nó không ảnh hưởng đến ngày lễ trong việc bị cấm nhận quà của họ, mà dù trong ngày lễ hay không phải ngày lễ thì giáo luật cũng như nhau. Bởi vì trong sự việc đó không mang ý nghĩa ủng hộ hay giúp đỡ các biểu hiệu vô đức tin của họ”([122]).
Còn đối với món quà là thịt được giết cho ngày lễ của họ thì không được phép nhận nó bởi vì họ giết tế cho các nghi lễ vô đức tin của họ; bằng chứng là các Hadith từ lời của bà A’ishah và Abu Barzah vừa nêu trên.
Ä Lấy các ngày lễ của những người ngoại đạo để nhịn chay mục đích làm trái ngược với họ?
Giới học giả bất đồng quan điểm nhau về sự việc này:
1- Có lời cho rằng được phép nhịn chay vào các ngày lễ của họ bởi vì chúng ta được lệnh phải làm khác họ và trái ngước với họ.
2- Có lời thì nói rằng không được phép ấn định các ngày lễ của họ làm ngày nhịn chay, bởi vì các ngày lễ của họ là những thời khắc linh thiêng của họ, cho nên nếu ấn định các ngày đó của họ cho việc nhịn chay mà không nhịn chay vào những ngày khác thì việc làm đó đồng nghĩa với việc coi các ngày đó là linh thiếng giống như họ([123]).
Đây là giáo luật về việc nếu ấn định ngày lễ của người đạo để nhịn chay, còn đối với việc thề nguyện hoặc nhịn chay Sunnah mà không có định tâm ấn định ngày lễ của họ thì không phải nghi ngờ gì rằng việc làm đó được phép([124]).
Và điều kiện trong việc làm trái biệt với họ trong các ngày lễ của họ: không được cái biên trong đó bất cứ việc làm nền tảng nào mà phải cói các ngày đó giống như bao ngày khác, không được phép làm bất cứ việc gì khác ngoài nhịn chay, không được thể hiện niềm vui hay đau buồn cho các ngày lễ đó.
Về việc đồng thuần với họ về những gì họ làm được chia làm hai trường hợp:
1- Bắt chước họ và biết rằng việc làm đó thuộc những hành động riêng biệt của họ rồi chủ đích làm giống họ hoặc không có chủ đích, cả hai đều Haram.
2- Bắt chước họ mà không biết đó là hành động đặc trưng riêng biệt của họ thì phải trình bày cho người làm biết và phản đối hành động đó, nếu người đó vẫn cố tình làm thì đó là bắt chước bị cấm đoán. Abdullah bin Amru bin Al’Ass t thuật lại: Thiên sứ của Allah e nhìn thấy trên người tôi hai cái áo được nhuộm vàng (từ một loại cây) thì Người nói:
))إِنَّ هَذِهِ مِنْ ثِيَابِ الْكُفَّارِ فَلاَ تَلْبَسْهَا(( رواه مسلم.
“Quả thật, đây là áo của những người vô đức tin, ngưới chớ mặc nó” (Muslim).
Trong lời dẫn khác của Muslim: Tôi nói: Tôi sẽ giặt nó. Thiên sứ của Allah e nói:
))بَلْ أَحْرِقْهُمَا((
“Không, hãy đốt chúng đi”.
Al-Qurtubi nói: Hadith cho thấy lý do cấm mặc hai chiếc áo đó là bởi vì nó giống những người ngoại đạo([125]).
Theo Hadith thì rõ ràng Abdullah t không biết đó là áo giống quần áo của người ngoại đạo, mặc dù vậy Thiên sứ đã phản đối việc làm đó và trình bày cho ông biết về qui định của giáo lý về sự việc đó. Điều đó cho thấy rằng chủ tâm bắt chước họ không phải là điều kiện để việc làm trở thành là việc làm bắt chước, mà chỉ cần có hành động giống họ thì đó là bắt chước.
Giáo lý này chỉ đối với những thứ mang tính chất đặc trưng riêng biệt của những người ngoại đạo, còn đối với những gì không mang tính chất đặc trưng riêng biệt của họ, tức không phải chỉ có họ làm mà những người khác họ cũng làm thì không phải là bắt chước bị cấm đoán. Tuy nhiên, Sheikh Islam Ibnu Taymiyah ﷺ thấy rằng cũng bị cấm mục đích để ngăn ngừa và bảo vệ người Muslim khỏi rơi vào sự bắt chước bị cấm, và để mang ý nghĩa làm khác họ.
¯ Những người Muna-fiq và các ngày lễ của những người ngoại đạo:
1- Đảng xã hội chủ nghĩa tại một quốc gia Ả Rập yêu cầu xóa bỏ nghi thức giết cừu, dê, bò, lạc đà với lý do nạn đói, hạn hán, và họ đặt một biểu ngữ lớn: vì những người đói, nghèo, không có áo mặc mà tặng giá trị của các con cừu giết tế.([126]) Eid Al-Adha đi qua một cách êm đẹp, những người Muslim trong quốc gia đó vẫn giết cừu. Sau đó, lễ giáng sinh và tết Tây bắt đầu đến, và lễ giáng sinh và tết Tây là những ngày nghỉ chính qui trong quốc gia đó và các lễ mừng các ngày đó diễn ra một cách nồng nhiệt. Những người cầm đầu trong đảng xã hội chủ nghĩa đón mừng các ngày lễ đó một cách hân hoan trong khi lúc đó có nhiều người đói khát, người nghèo và không có áo mặc.
2- Một trong số họ viết ở một góc trong báo tuần dưới tiêu đề (Xí xóa và bao dung)([127]), “Xí xóa và bao dung” này mang ý nghĩa nhân dịp lễ giáng sinh và nhân dịp tết dương lịch của Thiên Chúa, và một trong những điều họ nói dưới tiêu đề này: “Đây là tình anh em loài người bao quát tất cả nhân loại, không có sự phân biệt và thù địch trừ phi trong chiến đấu, và khi một nhóm người Muslim chống lại một nhóm khác, lúc đó mới là cuộc chiến và thù địch để phòng vệ chính đáng mặc dù một số người cực đoan và các nhóm khủng bố đang cố gắng dập tắt ánh sáng và quan điểm chỉ trích hành động khiêu khích và kích động giữa nhân loại và chia cắt thế giới, họ đang gầm gừ trong các sự kiện cộng đồng, các sự kiện mà toàn thế giới đều hướng tới và họ cho rằng việc chúc mừng người khác là lệch khỏi Islam, và điều đúng đối vơi tôi: đó là các sự kiện đó, lời chúc mừng đó là để lan rộng tình yêu thương không hận thù, xích lại gần nhau hơn không còn khoảng cách”. Người viết tiếp tục chủ đề xí xoa và bao dung trong ba kỳ báo để lấp đầy những ngày lễ Thiên Chúa mà y yêu thích. Trong kỳ hai, y nói: “Nền tảng là sống thiện tức xí xóa, bao dung và công bằng. Còn sự thù địch là đối với những ai tuyên bố gây chiến với chúng ta. Riêng việc khác nhau về tôn giáo thì đó là vấn đề xét xử công bằng và nhân từ của Allah vào Ngày Phục sinh. Và câu nói xí xóa và bao dung chính là kết thân với người không phải Muslim, quả thật các học giả đã nói: việc cấm kết thân với người ngoại đạo là cấm kết thân với những ai đang chiến đấu với những người Muslim trong chiến tranh, và lúc đó người Muslim mới không được phép giúp đỡ họ và không được thương xót họ”.
Đây đích thực là lời nói lệch lạc, một sự không chắc chắn trong Islam.
Sau đó, trong kỳ báo thứ ba thì y kết luận rằng những ai không động thuận với y trong báo chí thì đó là nhưng kẻ khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, và những kẻ gây đổ máu được phép hủy diệt.
Rồi đây, họ sẽ viết gì sau các tuần đón mừng kỷ niệm thiên niên kỷ thứ hai sắp đến?!
Chắc chắn cũng giống như thường lệ, họ sẽ kêu gọi toàn thể Muslim tham gia ngày lễ đó, để Islam khỏi bị tố cao là phản động và bất công, và để chứng minh với thế giới rằng họ văn minh đủ làm hài long những người thờ thánh giá và những người thờ bò. Và thật khổ nhục cho những ai chống đối những người Muslim tham gia đón mừng thiên niên kỷ thế giới đó, bởi vì chắc chắn sẽ bị họ tố cáo là những kẻ khủng bố, những kẻ theo chủ nghĩa cực đoàn và những kẻ gây đổ máu.
Họ không bao giờ dùng Fata-wa tổng quát cho phép tham gia các ngày lễ của người ngoại đạo mà sẽ dùng tiếng nói của báo chí để nói lên hàng trăm những lời nói dối để thuyết phục người Muslim chấp nhận rằng Islam kêu gọi đến với sự xí xóa và bao dung, và một trong hình thức xí xóa và bao dung đo chính là cho phép tham gia các biểu hiệu và nghi lễ của những người ngoại đạo, để những người Muslim không gây tổn thương cảm xúc của người ngoại đạo, và để cho họ đón mừng trọn vẹn một thiên niên kỷ kết thúc cho thế kỷ đã chứng kiến một cơn mưa máu của Islam trên khắp thế giới trong tay của người Do thái và Thiên Chúa giáo ở các cuộc chiến tôn giáo không cân xứng. Chẳng lẽ thông tin về Bosnia, Kosovo, chechnya đối với thiên niên kỷ đó còn xa chăng, có lẽ cuối thiên niên kỷ Thiên Chúa đó sẽ là sự xí xóa và bao dung ư!!
Ở cuối cuốn sách nghiên cứu tìm hiểu ngắn này, tôi xin đặt trước mặt người đọc những điều quan trọng nhất được chứa đựng trong nó theo các điểm sau đây:
Ä Lễ, tết là danh từ chỉ sự lặp lại của thời gian dù là có ấn định nơi chốn hay không ấn định trong đó mọi người tụ tập, hội họp để hành đạo thờ phượng hay để hoạt động các tục lệ truyền thống đặc trưng riêng biệt.
Ä Người Muslim nên hiểu biết về các ngày lễ của những người ngoại đạo một cách tổng thể để có thể tránh rơi vào việc bắt chước họ và để có mục đích làm trái biệt với họ trong sự vô đức tin và biểu hiệu của họ.
Ä Lễ phục sinh là ngày lễ trong các ngày lễ của Pharaoh, sau đó là những người Coptic đã kế thừa, bắt buộc người Muslim phải tránh xa.
Ä Thế vận hội Olympic là một đại hội của Hy Lạp thờ thần tượng rồi được chuyển sang cho La Mã sau đó là Thiên Chúa, và nó vẫn còn mang các nghi lễ thờ thần tượng cho đến ngày nay.
Ä Ngày lễ tình nhân, ngay quốc tế lao động, lễ mừng sinh nhật (của từng cá nhân), ngày của mẹ, các ngày lễ dân tộc, quốc gia, các ngày lễ của những người ngoại đạo được sáng lập và hình thành, một số có nguồn gốc tôn giáo thờ thần tượng, và đa số người Muslim đã bắt chước theo họ.
Ä Lễ mừng sinh nhật Nabi (Mawlid Nabi), ngày lễ mừng năm mới Hijri, lễ Isra’ và Mi’raaj là những ngày lễ Bid’ah được những người Al-Obaidiyun thần bí sáng lập sau thế kỷ thư ba Hijri, không có liên quan gì đến Islam.
Ä Sự khác biệt của các ngày lễ của những người Muslim với các ngày lễ của những người ngoài đạo và những người Bid’ah: các ngày lễ của những người Muslim là để tạ ơn Allah, Đấng Tối Cao, để tưởng nhớ đến Ngài, tôn vinh Ngài trong khi các ngày lễ của những người ngoại đạo và những người Bid’ah là sự phóng túng và buông thản thân theo ham muốn dục vọng bản năng cùng với sự vô ơn đối với Đấng Tạo Hóa.
Ä Các ngày lễ của những người ngoại đạo, một số có nguồn gốc tôn giáo, một số có nguồn gốc từ truyền thống tập tục của dân tộc, bắt buộc người Muslim phải tránh xa tất cả chúng và khuyến cao các anh em đồng đạo đến gần.
Ä Khẳng định sự vô can của Muslim đối với các biểu hiệu của những người ngoại đạo cũng như các ngày lễ của họ bằng cách tránh xa việc tham dự cùng với họ, tránh xa thể hiện sự tương đồng với họ trong hành động và việc làm, tránh xa việc đi trên các phương tiện mà họ dùng để đi lại trong ngày lễ của họ, không giúp đỡ và ủng hộ họ bằng việc mua bán, tặng quà, cho mượn, và không giúp đỡ hành động bắt chước theo người ngoại đạo của người Muslim, phản đối việc làm của họ, và không chúc mừng cho lễ tết của họ.
Ä Một trong những biểu hiện sự không can hệ với các biểu hiệu của những người ngoại đạo là người Muslim phải tránh xa những biệt ngữ các ngày lễ của họ, không dùng chúng để đặt tên cho các việc làm của người Muslim.
Ä Trong một cái nhìn tổng thể thì cộng đồng Islam trải qua thời gian dài của lịch sử và cho đến tận ngày này vẫn luôn phải đối mặt với sự hiện diện của những người Muna-fiq (giả tạo đức tin), và những kẻ này trong thời đại ngày nay đội lốt của nhiều dạng để chối bỏ các giáo lý của Islam. Họ kêu gọi người Muslim hòa nhập với đường lối của những người ngoại đạo và các nghi lễ của họ. Hơn thế nữa, họ bủa vây tập tục và truyền thống của họ với danh nghĩa tiến bộ, hiện đại và văn minh nhưng cùng lúc họ cho thấy rằng hệ thống giáo lý Islam đưa con người tụt hậu, bạo động, từ chối văn minh. Họ kêu gọi đến với việc làm sống lại những vết tích cổ xưa, các tập tục và các nghi lễ của Hy Lạp, Pharaoh, .. từ những lệch lạc, mê tín và họ bảo răng cần phải bảo tồn và lưu giữ chúng.
﴿هُمُ ٱلۡعَدُوُّ فَٱحۡذَرۡهُمۡۚ قَٰتَلَهُمُ ٱللَّهُۖ أَنَّىٰ يُؤۡفَكُونَ ٤﴾ [سورة المنافقون: 4]
{Chúng là kẻ thù, bởi thế hãy cảnh giác chúng, Allah nguyền rủa chúng, chúng quay hướng về đâu?!} (Chương 63 – Al-Munafiqun, câu 4).
Cầu xin Allah Tối Cao ban cuốn sách này thành nguồn lợi cho những ai mà nó tới tay họ, và xin Ngài ban phúc lành cho người viết nó, người xuất bản nó và người đọc nó từ những người Muslim.
اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài!!
([1]) Xem từ “عود” trong từ điển Al-Qa-mus (376), Allisaan (9/461) và Taaj Al-‘Uroos (8/438).
([2]) Sharh Thala-thiyat Musnad Al-Imam Ahmad (1/579).
([3]) Hadith do Ibnu Ma-jah ghi lại dưới mục Iqa-mah lễ nguyện Salah và những điều Sunnah (1098) theo lời thuật của Ibnu Abbas, Hadith được Ibn Khuzaimah xác nhận Sahih (2161) và Hakim (1/437) và Sheikh Ahmad Shakir (8012). Và Hadith có cùng ý nghĩa với Hadith do Abu Huroiroh được Ahmad ghi lại (2/303).
([4]) Hadith do Ahmad ghi lại (2/367) và Abu Dawood ghi lại dưới mục Al-Mana-sik - Những nghi thức Hajj (2042), Annawawi đã xác nhận Hadith Sahih trong Al-Azkaar – Những lời tụng niệm với lời “لَا تَجْعَلُوْا قَبْرِيْ عِيْداً” - “Các ngươi đừng biến mộ của Ta thành nơi của Eid”.
([5]) Annakt Wal-‘Uyun của học giả Al-Ma-wardi (4/25), Tafseer Ibnu Katheer (3/354) và Addawr Al-Manthur (4/648).
([6]) Annakt Wal-‘Uyun của học giả Al-Ma-wardi (4/39).
([7]) Abdun bin Hameed ghi lại như trong Addar Al-Manthur (2/610).
([8]) Xem Tafseer Ibnu Katheer (3/250) và Addar Al-Manthur (2/610).
([9]) Al-Khateeb ghi lại như trong Addar Al-Manthur (5/148).
([10]) Tafseer Ibnu Kathir (3/354).
([11]) “Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem Mukha-lafah Ashab Al-Jaheem: Đi con đường Ngay Chính là làm trái với những người bạn của Hỏa Ngục” của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah (1/475).
([12]) “Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem Mukha-lafah Ashab Al-Jaheem” của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah (1/476).
([13]) Tafseer Ibnu Katheer (3/250) và Addar Al-Manthur (2/610).
([14]) Al-Ibda’ Fi Madhaar Al-Ibtida’ (275 – 276), và Tạp chí Al-Azhaar số ra (10) trang 1149.
([15]) Xem mục “Các ngày lễ của những người thời Jahiliyah”: Tạp chí Al-Manaar quyển 2 số ra (8) ngày thứ bảy 19/12/1316 hijri, “Lễ đại xá là điều Bid’ah trong Islam” của học giả Bakr Abu Zaid (10), và Tạp chí Al-Minhal số ra (525) trang 107 – 108.
([16]) “Câu chuyện nền văn minh” của Durant (6/361).
([17]) Tạp chí Al-Minhal số ra 525 trang 105.
([18]) Một trong cách sáng suốt để phơi bày chủ đề này là chúng cần chỉ ra một cái gì đó từ lịch sử của Thế vận hội Olympic cũng như các giai đoạn mà nó đi qua:
Tất cả những tác giả viết về Thế vận hội Olympic đều đồng thuận rằng nó là sự kiện thể thao lớn nhất và cổ xưa nhất hành tinh, được tham dự bởi hàng trăm ngàn người và hàng trăm triệu người theo dõi qua màn ảnh truyền hình. Quả thật, trong thời đại ngày nay họ lấy những chú chim bồ câu làm biểu tưởng hòa bình tại mỗi lễ khai mạc của các mùa lễ hội, và những quốc gia có đặc quyền tổ chức sự kiện thể thao trọng đại này mong muốn một số quốc gia Islam tham gia. Bởi thế, cần phải dừng lại và nhìn nhận một số điều để tìm hiểu nguồn gốc của các sự kiện thể thao này cũng như nguyên nhân, lịch sử hình thành và nghi thức của nó.
Các giai đoạn mà Thế vận hội Olympic đã đi qua:
Giai đoạn thứ nhất: Sự hình thành
Đã có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà sử học về các trò chơi thể thao này xoay quanh buổi đầu khi thành lập, và nguyên nhân cho điều đó là họ đề cập rất nhiều câu chuyện huyền thoại về chủ đề này nhưng không được quan tâm. Xem: Tóm tắt bách khoa toàn thư Olympya (13 – 16), Những nhà vô địch nam nữ của Olympic và World Cup (16/11), tạp chí Ả rập Kuwait số ra tháng Sha’baan năm 1400 hiji trang 28 -33.
Nhà lịch sử địa lý Hy Lạp (Strabo sinh năm 63 trước công nguyên và mất vào năm 24 Tây lịch) sau quá trình dài nghiên cứu và sàng lọc những câu chuyện huyền thoại đó thì ông khẳng định rằng sự hình thành Thế vận hội Olympic có nguồn gốc từ (Oczalos), nhà lãnh đạo bộ tộc (Alaatolah) cai trị vùng (Elias) nơi có làng (Olympia) và ngôi làng này được phủ đầy các cơ sở kiến trúc thần thánh của Hy Lạp như có Đền Thánh (Zeus) và (Hera), và bức tượng được phủ bởi lớp vàng nguyên chất đại diện cho Chúa của các chúa, vị đứng đầu của các vị thần của họ. Xem: tạp chí Ả Rập tháng Sha’baan 1400 hijri trang 32 – 33, và tóm tắt bách khoa toàn thư Olympia (15).
Và sau những bước từ ngôi đền này ở thung lũng thiêng liêng đó của họ thì Thế vận hội Olympic được hình thành kể từ đó. Và điều quan trọng rằng những ngày lễ Olympic không được dừng lại bởi các cuộc chiến tranh khốc liệt mà Olympic được dừng lại vì một thời gian dài ông mới lên ngôi (Elias) - một quốc gia được lãnh đạo sau đó bởi (Ivitus) và ông đã cho khôi phục lại lễ hội đó. Xem: tạp chí Văn hóa số ra 202, 1/11/1361 hijri trang 21 và tạp chí Al-Faisal số ra 108 trang 107.
Giai đoạn thứ hai: Đại hội bị dừng lại bởi những người La Mã: Các nhà lãnh đạo đế chế La Mã đã hủy đế chế của Hy Lạp vào năm 146 TCN, đất nước Hy Lạp bị sụp đổ trên tay của những người La Mã. Lúc đầu, những người La Mã vẫn giữ và duy trì thế vận hội Olympic bởi vì trong những ngày đầu lịch sử họ cũng là những người thờ thần tượng cũng giống như những người Hy Lạp. Và khi đế chế La Mã Thiên Chúa giáo chấp nhận ban hành một Hoàng đế La Mã (Theodosius II) thì quyết định bãi bỏ Thế vận hội Olympic vào năm 393 Tây lịch. Họ phá dỡ các cấu trúc cũng như các nghi lễ với lý do rằng Thế vận hội Olympic là một lễ hội thờ thần tượng không xứng đáng ở lại trong quốc gia Thiên Chúa giáo. Sau đó, các trận động đất xảy ra đối với phần còn của các đền thờ và sân chơi của họ và chôn vùi các dấu tích. Xem: Bách khoa toàn thư của thế giới Ả Rập (2/533), tạp chí Risa-lah số ra 164 vào ngày 7/6/1355 hijri trang 1399, Al-Muqtatif phần 1 quyển 72 ngày 8/7/1346 hijri trang 664, và “Quản lý và điều hành trong giáo dục thể chất” (436) và tạp chí Al-Faisal số ra 108 trang 109.
Giai đoạn thứ ba: Được phục hồi trong thời đại ngày nay: Các nhà khảo cổ học Đức thực hiện cuộc thăm dò khảo sát ở làng (Olympia) Hy Lạp và phát hiện một số dấu tích của sân vận động Olympic. Họ đã truyền cảm hứng cho một người Pháp (Baron Pierda Coubertin mất năm 1937) với ý tưởng khôi phục lại Thế vận hội Olympic. Thế là ông đã kêu gọi thành lập một ủy ban cho điều đó dưới sự trực thuộc của trường Đại học Sorbonne ở Paris sau lần hội nghị thể thao kết thúc. Sau đó, người Pháp này đặt nền móng cho Thế vận hội Olympic theo những điều mà ông đã đọc và nghiên cứu và lấy cảm hứng từ lịch sử cổ đại. Ý kiến của ông được duyệt ngay khi nó vừa chớm nở lần đầu tiên; tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp không có khả năng về mặt tài chính để lo cho một tổ chức lớn như vậy. Thế là các cơ quan phi chính phủ và các nhà doanh nhân ở Hy Lạp đã đóng góp và vận động một khoản tiền cần thiết cho tổ chức đó, vậy là thế vận hội Olympic được hồi sinh vào năm 1896 và tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Xem: Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/533), Tạp chí lịch sử Ả Rập và thế giới số ra 11 trang 80 và số ra 58 trang 72.
([19]) Al-Muqtatif quyển 73, 13/1/1347 hijri trang 44; Al-Arabi trang 29 – 30; và tạp chí văn hóa số ra 202 trang 21.
([20]) Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/522).
([21]) Xem : Tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 17 – 20, Tạp chí Al-Arabi trang 29 – 30, Tạp chí Văn hóa số ra 202 trang 22, Tạp chí Al-Muqtatif 8/7/1346 hijri trang 303, Bách khoa toàn thư Ả rập theo cách dễ hiểu (1/828), Tóm tắt bách khoa toàn thư Olympic (15), và Tạp chí Văn hoán số ra 205 trang 3053.
([22]) Tóm tắt Bách khoa toàn thư Olympic 16.
([23]) Xem : Tạp chí Al-Muqtatif quyển 73 trang 44, Tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 18, Tóm tắt bách khoa toàn thư Olympic 16, Bách khoa toàn thư đơn giản về thể thao 3/3, Tạp chí Văn Hóa số ra 205 trang 3053.
([24]) Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/529), sự thật như đã biết rằng các châu lục của thế giới gồm có bảy châu lục chứ không không phải là năm châu lục như họ đã nói!!!.
([25]) Tạp chí Al-Arabi tháng Sha’baan 1400 hijri trang 33.
([26]) Tạp chí lịch sử Ai cập quyển 21 trang 32, tạp chí Al-Faisal số ra 108 trang 106 – 107.
([27]) Tạp chí Al-Muqtatif quyển 73 trang 46, và quyển 72 trang 306.
([28]) Tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 21, 26; Al-Muqtatif quyển 73 trang 44.
([29]) Tạp chí Al-Arabi Sha’baan 1400 hijri trang 33, tạp chí lịch sử Ả Rập và thế giới số ra 11 trang 81, tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 22, Al-Muqtatif quyển 73 trang 47 và quyển 72 trang 304, tạp chí Văn hóa số ra 205 trang 3053.
([30]) Bách khoa toàn thư Olympic thu gọn (55).
([31]) Tạp chí lịch sử Ai Cập quyên 21 trang 26.
([32]) Theo bách khoa toàn thư mở: Heracles (tiếng Hy Lạp: Ηρακλης - Herakles, có nghĩa là "Vinh quang của Hera"). Trong thần thoại La Mã, vị anh hùng này được gọi là Hercules (phát âm: Héc-quyn), tên chàng được đặt cho chòm sao Hercules. Những chiến công của Heracles vang dội khắp bốn phương, mang ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người thời xưa.
([33]) Tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 26.
([34]) Là một hòn đảo của Hy Lạp. Đảo Thassos biết đến trong thời gian cai trị của Ottoman trong tên Tahoz
([35]) Delphi (tiếng Hy Lạp: Δελφοί Delphoi) là một địa điểm khảo cổ và hiện cũng là một trị trấn thuộc vùng Phocis ở miền trung Hy Lạp. Vào thời cổ đại nó từng nơi thờ thần Apollo. Đây cũng là một đền thờ toàn Hy Lạp, tức đền thờ chung của các thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại. Delphi được sùng kính khắp cõi Hy Lạp. Delphi đã từng là trung tâm tôn giáo của Hy Lạp vào thế kỷ thứ VI trước CN. Tại đây có một quảng trường tròn ngoạn mục bằng đá với những di tích của thánh đường lớn nhất để thờ phụng Thần Apollo và nói ra những lời sấm truyền của nữ tiên tri Pythia
([36]) Al-Muqtatif quyển 72 trang 307, tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 30, 31.
([37]) Danh tính của người rước đuốc cuối cùng tiến vào sân vận động để thắp sáng chảo lửa Olympic thường được giữ bí mật cho đến giây phút cuối cùng. Người rước đuốc cuối cùng thường là một vận động viên Olympic, huyền thoại thể thao, hoặc cá nhân, những người đã có đóng góp đặc biệt cho xã hội. Người đó chạy xung quanh sân vận động một lần, rồi thắp sáng chảo lửa Olympic, đánh dấu một Thế vận hội mới chính thức bắt đầu. Ngọn lửa chỉ ngừng cháy tại Lễ bế mạc Thế vận hội.
- Xem: Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/529), Bách khoa toàn thư Olympic thu gọn (58), “Các kỳ Olympic trong 100 năm” (17), Lịch sử Thế vận hội Olympic (4), Tạp chí lịch sử Ả Rập và thế giới số ra (33) trang 76.
([38]) Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/529).
([39]) Pierre Frèdy de Coubertin (1 tháng 1 năm 1863 - 2 tháng 9 năm 1937) là vị Nam tước người Pháp, người sáng lập Thế vận hội hiện đại và là Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban Olympic Quốc tế từ năm 1896 đến năm 1925.
([40]) Abu Dawood ghi lại trong mục đức tin Iman và sự thề nguyện (3313) và trong một lời dẫn khác thì người hỏi là một người phụ nữ (3312); Attabra-ni ghi trong Al-Kabir (1341). Sheikh Islam nói: Đường dẫn truyền của Hadith đúng theo điều kiện của Albukhari và Muslim, và những người dẫn truyền Hadith này, tất cả đều thuộc tốp chắc chắn và nổi tiếng.
([41]) Al-Iqtidha’ (1/446), xem: Tawdheeh Al-Ahkaam Min Bulugh Al-Muraam (6/117), Tayseer Al-Aziz Al-Hameed về giảng giải Kitab Tawhid (200) và Fat-hu Al-Majeed (206).
([42]) Cho dù Olympic này đờn thuần có nguồn gốc từ hình thức thờ phượng các thần tượng thì cũng không có nghĩa rằng được phép tham gia vào nó bởi lẽ trong nó có nhiều điều vượt giới hạn của giáo luật, mang nhiều quan niệm cũng như lề lối không đúng. Và việc bình luận ở đây không phải ở vấn đề đó mà là ở nguồn gốc và bản chất đích thực của Olympic.
([43]) Xem: Câu chuyện của nền văn minh (9/135), tạp chí Al-Minhal số ra 525 trang 106.
([44]) Lễ tình yêu nói đúng hơn là lễ Valentine; và trong tiếng Anh gọi là Valentine's Day có nghĩa là Ngày Valentine hoặc Saint Valentine's Day có nghĩa là Ngày của Thánh Valentine. Nó được đặt tên theo thánh Valentine - một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên. Và ngày này sau đó được nhiều quốc gia trên thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân, và bạn bè khác phái, họ bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sô-cô-la và một số loại quà tặng đặc biệt khác có nhiều ý nghĩa nên nó còn được gọi là Lễ tình nhân hay Ngày tình nhân.
([45]) Sabean là tôn giáo thuộc tôn giáo của Nabi Ibrahim (Abraham) u, những tín đồ theo tôn giáo này được gọi là những người Sabian. Những người Sabian này là một dân tộc sống tại Musal của Iraq xưa, họ tôn thờ Đấng Duy nhất và đọc Azzabur (Thi Thiên).
([46]) Bách khoa toàn thư về tín ngưỡng và giáo phái hiện đại được xuất bản bởi hội thanh niên Muslim thế giới (2/729).
([47]) Người được cha Ibrahim u mang đi giết tế là Nabi Isma’il u chứ không phải là Nabi Isaaq u.
([48]) Trong tín ngưỡng của người Do thái thì bánh không men còn được gọi là bánh hoạn nạn hay bánh khổ hạnh.
([49]) Leviticus là cuốn sách thứ ba của Kinh thánh Do thái.
([50]) Xem: Bách khoa toàn thư về Do thái, tôn giáo Do thái của tiến sĩ Al-Musi-ri (5/260 – 276), Bách khoa toàn thư về các tín ngưỡng và giáo phái hiện đại (1/504), tạp chí Al-Manaar số ra (7) trang 102, tạp chí Islam số ra (43) trang 23, tạp chí Al-Minhal số ra (525) trang 106.
([51]) Ngày lễ này nhằm để đón mừng sự trở lại của Giê-su (Nabi Ysa) u hoặc để tưởng nhớ sự sống lại của Người sau hai ngày khi bị đóng định đến chết – theo quan niệm của họ - mang những ý nghĩa nghi lễ và biểu hiệu khác nhau:
- Mùa đại nhịn chay là bốn mươi ngày trước ngày lễ Phục Sinh, và họ thường bắt đầu nhịn chay vào ngày thứ tư mà họ gọi đó là “thứ Tư lễ tro” – ngày đầu tiên của mùa chay, vào ngày đó họ để tro lên trán của những người có mặt và hô vang: (Chúng ta đến từ bụi đất và chúng ta sẽ trở về bụi đất).
- Sau đó năm mươi ngày được kết thúc bởi lễ ngũ tuần.
- Tuần Thánh, tuần cuối cùng của mùa chay, và đề cập đến những sự kiện dẫn đến cái chết của Giêsu (Nabi Ysa) u.
- Chủ nhật lễ lá, đó là một ngày chủ nhật trước lễ Phục Sinh nhằm kỷ niệm Giê-su vào ngôi đền Maqdis - Jerusalem một cách thắng lợi.
- Maundy Thursday (thứ năm tuần thánh) hoặc một bữa tiệc cuối cùng của Giê-su (Nabi Ysa) u để chia tay với các môn đệ.
- Thứ sáu đau buồn (trong tiếng Anh được gọi là Good Friday hoặc Black Friday), lễ tuần thánh thứ sáu này diễn ra trước lễ phục sinh, đó là ngày để tưởng nhớ cái chết của Giê-su (Nabi Ysa) u trên thập tự giá; theo quan niệm và niềm tin của họ.
- Thứ bảy Ánh sáng (thứ bảy tuần thánh) là ngày diễn ra trước lễ Phục sinh, là ngày tưởng niệm cái chết của Giê-su (Nabi Ysa) u, đó là ngày chờ đợi và trông ngóng sự sống lại của Giê-su (Nabi Ysa) u, một nghi lễ trong các nghi lễ của lễ Phục sinh. Và lễ Phục sinh được kết thúc bữa tiệc bởi lễ ngũ tuần Thứ năm (Maundy Thursday); ngày hôm đó họ sẽ đọc lên câu chuyện về Giê-su (Nabi Ysa) u đi lên trời tại tất cả các nhà thờ.
Họ có nhiều ngày lễ khác nhau tùy theo giáo phái và xứ sở khác nhau trong Thiên Chúa. Họ gọi ngày thứ năm và ngày thứ sáu của họ là thứ năm đại lễ và thứ sáu đại lễ như Sheikh Islam Ibnu Taymiyah ﷺ đã nói. Xem: Iqtidha’ Assiraat Al-Mustaqeem (1/473) và Al-Amr Bi-Ittiba’ của Suyu-ti (141). Và đó là ngày thứ năm mang ý nghĩa được nói trong Risa-lah của Al-Hafizh Azd-Zdahabi ﷺ (Những người thấp hèn bắt chước cư dân Thứ năm). Và ngày thứ năm này là ngày cuối cùng cho mùa chay của họ, họ gọi ngày này là ngày thứ năm của bữa tiệc hay lễ của bữa tiệc và nó được nói đến trong chương Al-Ma-idah:
﴿قَالَ عِيسَى ٱبۡنُ مَرۡيَمَ ٱللَّهُمَّ رَبَّنَآ أَنزِلۡ عَلَيۡنَا مَآئِدَةٗ مِّنَ ٱلسَّمَآءِ تَكُونُ لَنَا عِيدٗا لِّأَوَّلِنَا وَءَاخِرِنَا وَءَايَةٗ مِّنكَۖ وَٱرۡزُقۡنَا وَأَنتَ خَيۡرُ ٱلرَّٰزِقِينَ ١١٤﴾ [سورة المائدة: 114]
{Ysa (Giê-su) con trai của Maryam (Maria) cầu nguyện: “Lạy Allah, Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài gởi từ trên xuống cho bầy tôi một chiếc bàn đầy thực phẩm để làm ngày Eid cho những người đầu tiên và những người cuối cùng của bầy tôi và như là một phép màu từ Ngài; và xin Ngài cung dưỡng bầy tôi bởi vì Ngài là Đấng Cung Dưỡng Ưu Việt.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 114).
Và trong ngày lễ ngày của họ, họ thường có nhiều việc làm hết sức kỳ quặc, được nhiều sử gia đề cập đến, tiêu biểu như: họ nhặt lá cây và ngâm nước để tắm và thoa lên viền mắt, những người Coptic Ai Cập thì thường tắm ở sông Nile vào một số ngày nhất định và cho rằng đó là sự thanh lộc. Và ngày phục sinh đối với họ là ngày xả chay của mùa đại chay, họ cho rằng Giê-su (Nabi Ysa) u sống lại trong ngày hôm đó sau ba ngày bị đóng đinh và Adam u được cứu rỗi khỏi Địa Ngục, .. và còn nhiều những việc làm mê tín khác. Quả thật, Azd-Zdahabi có đề cập: rằng dân Hama (là một thành phố dọc sông Orontes ở miền trung tây Syria về phía bắc của Damas, là thành phố lớn thứ tư trong Syria, đứng sau Aleppo, Damas, và Homs) đã làm thêm trong lễ phục sinh với những việc làm kéo dài trong sáu ngày, họ nhuộm các quả trứng, làm bánh ngọt, cho biết các màu sắc không tốt lành, và sự trà trộn các giới trong ngày hôm đó. Và những người Muslim hưởng ứng tham gia với họ và số lượng người Muslim còn đông hơn cả số lượng người Thiên Chúa giáo – cầu xin Allah che chở tránh khỏi điều dó. Xem: Nakhbah Al-Dahr (280), Sự khởi đầu và lịch sử của Al-Muqaddisi (4/47).
Ibnu Al-Haaj nói: Họ công khai làm chuyện Zina và cờ bạc nhưng không ai ngăn cản họ. Xem: Al-Madkhat (1/390).
Có lẽ bởi những điều này mà Sheikh Islam Ibnu Taymiyah ﷺ đã phản bác những gì ông thấy từ một số người Muslim đã bắt chước theo những người Thiên Chúa trong các ngày lễ cũng như các nghi thức và biểu hiệu tôn giáo của họ. Quả thật, Sheikh ﷺ đã đề cập đến nhiều điều trong cuốn sách của ông Al-Iqtidha’.
([52]) Tìm hiểu thêm về ngày lễ này ở “Lịch sử” của Ibnu Al-Wardi (1/80), của Al-Kamil (1/125), của Attabra-ni (1/735), của Ibnu Khalud (2/147), tạp chí Công giáo phương đông số ra (4) trang 241 – 203, bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/709), bách khóa toàn thư Ả Rập thu gọn (2/1247).
([53]) Câu chuyện lễ mừng Giê-su ra đời được nói đến trong các Kinh Tân ước của họ (Luke, Mathew), lễ đầu tiên được tổ chức là vào năm 336 dương lịch. Quả thật, lễ này đã chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo thờ thần tượng, những người La Mã tổ chức lễ tôn vinh thần ánh sáng, thần vụ mùa, và khi tôn giáo Thiên chúa trở thành tôn giáo chính thức của La Mã thì lễ mừng giáng sinh trở thành lễ quan trọng nhất của họ ở Châu Âu, và thánh Nicholas trở thành biểu trưng để tặng quà trong dịp lễ này. Sau đó, ông già Nô-el được thay cho thánh Nicholas làm biểu tượng để tặng quà dành riêng cho trẻ con. (xem: Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập: 16/711).
Quả thật, nhiều người Muslim tại nhiều nước khác nhau đã bị ảnh hưởng bởi những nghi lễ đó của họ, những món quà của ông gia Nô-el trở nên phổ biến, nó được bày bán trong các cửa hiệu, các trẻ con Muslim đều biết đến hình ảnh của ông già Nô-el và các món quà.. – cầu xin Allah I hướng dẫn và soi sáng!
([54]) Khu vực Bắc Âu, bao gồm: Na Uy, Thụy điển, Đan mạch, Phần lan, Băng đảo và Faroe Islands.
([55]) Tạp chí Islam số ra 43 trang 24, Al-Mas’u-di nói trong Maru-j Azd-Zdahab (1/357) rằng vào ngày lễ này, có một sự kiện lớn ở Ai Cập, đó là hàng ngàn tín đồ Thiên Chúa và kể cả những người Muslim đi ngăm mình trong sông Nile và cho rằng việc làm đó sẽ làm cho khỏi bệnh.
([56]) Trong đêm lễ đầu năm mới (ngày 31 tháng 12), những người Thiên Chúa có những nghi thức và tín ngưỡng mê tín. Tiêu biểu những tín ngưỡng đó là: ai uống một ly rượu cuối cùng từ chai rượu sau nửa đêm đó thì sẽ được may mắn và nếu người đó là người độc thân thì sẽ là người đầu tiên kết hôn trong số những bạn bè thức cùng nhau trong đêm hôm đó, và một trong những điều rủi ro và xui xẻo đó là đi vào nhà nào đó vào ngày lễ đầu năm mà không mang quà, quét bụi, rác ra ngoài vào ngày đầu năm là quét theo điều may mắn và hạnh phúc, giặt quần áo và rửa chén bát trong ngày đầu năm là một trong những việc làm mang lại điều xui xẻo, trông chừng và giữ cho lửa được thắp sáng suốt đêm của đầu năm sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc ... và còn nhiều niềm tin mê tín khác nữa. Xem: Tạp chí Al-Istija-bah số ra 4 trang 29.
([57]) Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/708), và tạp chí Islam số ra 43 trang 23.
([58]) Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/708).
([59]) Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/708).
([60]) Plymouth là một thị trấn miền đông nam Massachusetts, phía nam Duxbury, phía đông nam Boston – Hoa Kỳ.
([61]) Bách khoa toàn thư Ả Rập thu gọn (2/1994).
([62]) Bách khoa toàn thư các tín ngưỡng và các giáo phái hiện đại (2/632).
([63]) Tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1485, những người của thời kỳ đầu nói rằng người đầu tiên sáng lập lễ Nowruz là hoàng đế Hmsheed, trong triều đại của ông ta, Nabi Hud u được cử phái đến và lúc đó tôn giáo đã thay đổi; khi hoàng đế Hmsheed khởi dựng lại tôn giáo và thể hiện sự công minh, nên ngày đầu tiên mà ông ta ngồi vào ngai vàng được gọi là ngày Nowruz. Lúc ông được bảy trăm tuổi nhưng vẫn không bị bệnh cũng như không đau đầu thì ông trở nên tự hào, ông đã cho người xây hình tượng của ông và gởi đi các vương quốc để tôn vinh, dân chúng đã thờ phượng hình tượng đó và lấy đó làm thần tượng. Dahak Alwani một trong những người phi thường của Yemen đã đánh bại ông ta và giết chết ông ta như đã được ghi trong lịch sử.
Một số người Ba tư cho rằng Nowruz là ngày mà Allah tạo ra ánh sáng. Nowruz được coi là ngày lễ năm mới của người Ba tư thờ lửa (bái hỏa giáo), được tổ chức nhằm vào ngày 21 tháng 3 năm AD. Theo tục lệ truyền thông, dân chúng của họ đốt lửa trong đêm đó và tạt nước vào buổi sáng. (Xem: Giảng giải Thalathiyat Musnad Imam Ahmad của học giả Assafa-ri-ni (1/578); Ha-shiyah Al-Hulu Watturki Ala Al-Mughni của học giả Ibnu Quda-mah (4/428).)
([64]) Đạo Baha’i hay còn gọi là đạo Bà-hai (theo cách gọi của người Việt) ra đời năm 1863 tại Ba Tư (cũ) nay là Iran, người sáng lập là Baha'u'llah (có nghĩa là vinh quang của Thượng Đế). Baha'u'llah tiếng Ả Rập: بهاء الله, “Vinh danh Allah hay cái đẹp của Allah”, tên thật của Baha’ullah là Mirza Husayn-Ali Nuri (میرزا حسینعلی نوری). Ông tuyên bố mình là một sứ giả của Allah gửi tới để thực hiện những kỳ vọng chung của tôn giáo Islam, Thiên chúa giáo, và các tôn giáo lớn.
([65]) Bách khoa toàn thư các tín ngưỡng và các giáo phái hiện đại (1/415).
([66]) Lễ Jubilee, là những điều Bid’ah trong Islam (15).
([67]) Xem: Giảng giải Thalathiyat Musnad Imam Ahmad của học giả Assafa-ri-ni (1/578); Ha-shiyah Al-Hulu Watturki Ala Al-Mughni của học giả Ibnu Quda-mah (4/428); tạp chí Al-Manar số ra 6 trang 99; và tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1485.
([68]) Tạp chí Al-Manaar số ra 6 trang 100.
([69]) Tạp chí Al-Manaar số ra 6 trang 100.
([70]) Có lời nói: những người Ba tư có các ngày lễ nhiều nhất trong nhân loại, xem Lễ Jubilee là Bid’ah trong Islam (15, 16).
([71]) Tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1486, tạp chí Islam số ra 43 trang 22.
([72]) Mỗi nhóm Ra-fidah và Nawa-sib đều bịa đặt những Hadith dối trá để ủng hộ cho nhóm phái của họ. Quả thật, các học giả đã lưu ý mọi người về các Hadith bịa đặt đó như học giả Ibnu Al-Jawzi nói trong Al-Mawdu’at (các Hadith bịa đặt), học giả Assakha-wi nói trong Al-Maqa-sid Al-Hasnah, cùng với những học giả khác. Và trong các Hadith nói về ngày A’shu-ra’ thì chỉ có các Hadith nói về nhịn chay của ngày hôm đó nhằm tri ân Allah I đã cứu rỗi Nabi Musa u và nhấn chìm Fir’aun là Sahih; chứ sự nhịn chay không có mối liên quan nào đến việc Al-Hosain bị giết cả, và ai khẳng định điều khác với lẽ đó thì người đó đã phủ nhận các Hadith Sahih đến từ Nabi e trong việc trình bày rõ lý do nhịn chay ngày A-shu-ra’.
([73]) Là một nhóm phái bí truyền, nổi lên từ hệ phái Shi’ah (Shiite – Si-ai theo cách gọi của người Việt) thuộc dòng mười hài Imam vào thế kỷ thứ ba của niên lịch Hijri dưới sự sáng lập của một người đàn ông có tên là Muhammad bin Nusayr Annumairi. Hệ Shi’ah dòng mười hai Imam còn được gọi là Rafidah, Ima-miyah hoặc Ja’fariyah. Đây là dòng Shi’ah lớn nhất trong hệ Shi’ah, thông thường khi nói đến hệ Shi’ah chung chung thì người ta thường nghĩ ngay đến dòng mười hai Imam này bởi vì nó là dòng chủ đạo, các dòng khác đều đi theo nó. Dòng này được gọi là dòng mười hai Imam bởi vì họ cho rằng Nabi e đã khẳng định sau Người sẽ có mươi hai vị Imam kế thừa sứ mạng của Người.
([74]) Yazidis hoặc Yazidis là một nhóm lệch lạc thuộc người Kurd ở Iraq và Syria, và Thổ Nhĩ Kỳ.
([75]) Xem: Các ngày lễ của Nusayris và Yazidis trong Bách khoa toàn thư các tín ngưỡng và giáo phái hiện đại (1/378) và (1/397).
([76]) Nhóm Al-Obaidiyun còn được gọi là Al-Fatimiyun hoặc Al-Isma’iliyun. Người sáng lập nhóm này là Abidullah bin Maymun bin Di’aan Al-Qaddaah Do thái. Tên Al-Obaidiyun được gọi theo tên của y; còn Isma’iliyun được gọi theo tên của Isma’il bin Ja’far Assa-diq, một trong những vị Imam của họ; và Al-Fatimiyun được gọi như thế là bởi vì họ cho rằng họ thuộc con cháu của Fatimah con gái của Thiên sứ. Nhóm này chủ yếu ở Tunisia, Ai Cập, Sham, Ma-rốc, Angeria, ...
([77]) Tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1487.
([78]) Xem : Al-Kamil của học giả Ibnu Kathir (8/498), Al-Bida-yah Wanniha-yah (11/274), Husn Al-Muha-darah của học giả Assuyu-ti (2/20), và ông cũng chính là người đã bóp méo lời Azaan và thêm vào lời “حَيَّ عَلَى خَيْرِ الْعَمَلِ” – “Hãy đến với việc làm tốt nhất!”, và ông cho ghi lên đồng tiền đúc: “عَلِيٌّ خَيْرُ الوَصِيين” – “Ali là người di ngôn tốt nhất!”, và ông đề cử người Do thái và Thiên Chúa giáo làm bổ trưởng cho những người Muslim, cùng với nhiều việc làm khác nữa từ những nghi thức huyền bí và những bóp méo. Xem thêm: Sir Alaam Annubula’ của học giả Azd-Zdahabi (15/160, 161).
([79]) Nguyên nhân sáng lập lễ này: Khi Ai Cập bị kéo ra khỏi thời cai trị Khalif Abbasid thì lúc đó hệ thống cai trị mới còn yêu nên ông đã nghĩ ra một cách nhằm lôi kéo những trái tim, tác động đến cảm xúc mục đích cảm hóa và gắn kết tấm lòng người dân Ai Cập với chính phủ mới này cũng như để người dân hài lòng với chính sách của nó trong việc quản lý đất nước. Và điều mà có thể kêu gọi đến với sự hài lòng của dân chúng cũng như có thể định hướng trái tim của họ là thực hiện một việc làm nào đó để chứng tỏ lòng trung thành đối với Thiên sứ của Allah e và gia quyến của Người, thế là nhà lãnh đạo này đã tận dụng điều này. Ông đã sáng lập ra một chuỗi các ngày lễ, lễ đầu tiên trong chuỗi đó là lễ mừng sinh nhật Nabi (Mawlid Nabawi). Sau đó, ông và những người thời sau ông mở rộng ra thêm các lễ Mawlid khác: như Mawlid Ali, Mawlid Al-Hasan con trai của Ali, Mawlid Al-Hosain con trai Ali, Mawlid Fatimah (cầu xin Allah hài lòng về họ), thậm chí họ còn thêm Mawlid cho vị lãnh đạo đương nhiệm của họ. Quả thật, ông Al-Ubaidi này đã cho ra nhiều nghi thức trong lễ mừng sinh nhật Nabi: phân phát tiền, quà cáp, làm Sadaqah, ông ra lệnh cho trang trí, mở tiệc tùng, tổ chức lễ hội linh đình, đọc Qur’an tập thể trong các Masjid cùng với nhiều hình thức Zikir, Tasbeeh và Salawat cho Thiên sứ Muhammad, ông cho ra lệnh cuộc diễu hành lớn được hộ tống bởi các đoàn binh lính với trống, kèn. Ông đã làm trong ngày lễ này những việc làm mà ông không hề làm trong hai ngày đại lễ chính thống của Islam. Sự ồn ào, nào nhiệt và những nghi lễ linh đình đó đã chiếm được lòng của người dân. Những nghi thức này đã trở thành nhu cầu tinh thần cho người dân, phân phát quà cáp, tổ chức ăn mừng cùng với những tiệc vui trở thành tục lệ cho các lễ Mawlid. Và những điều Bid’ah này sau đó dần dân xâm nhập vào cộng đồng người Muslim. Xem thêm: Lịch sử lễ mừng Mawlid Nabi của Hasan Assandawabi (62) và ông thuộc thành phần nhóm người ủng hộ việc làm đó.
([80]) Là vương quốc được thành lập và cai trị bởi vị anh hùng Salahud-Din Al-Ayyubi bao gồm Ai cập, Sham, Hijaz và Yemen.
([81]) Lịch sử mừng lễ Mawlid Nabi (80), xem Al-Ibda’ Fi Madhaar Al-Ibtida’ (251) và (272).
([82]) Các quan điểm nổi bật nhất về đêm Isra’ và Mi’raaj là những quan điểm sau đây:
- Đó là đêm 27 của tháng Rabi’a Al-Akheer (tháng 4 lịch Islam), đây là quan điểm của Abu Ishaaq Al-Harabi.
- Đó là đêm 27 của tháng Rabi’a Al-Auwal (tháng 3 lịch Islam), đây là câu nói do ông Ibnu Dahiyah ghi nhận lại từ Ishaaq Al-Harabi. Và cả hai câu quan điểm này đều khẳng định sự kiện Isra’ xảy ra trước cuộc Hijrah một năm.
- Sự kiện Isra’ xảy ra sau khi nhận được sứ mạng Nabi được năm mươi năm, đây là câu nói của Az-Zahri.
- Sự kiện này xảy ra một năm rưỡi trước Hijrah, nó được hiểu theo lời nói của Ibnu Qutaibah trong Al-Ma’a-rif.
- Đó là đêm 27 của tháng Rajab, và đa số đều khẳng định là ngày này cùng với những cở sở làm chứng.
Như vậy, nếu như bất đồng quan điểm về việc xác định ngày chính xác cho sự kiện đó thì làm sao có thể xác định ngày tháng để làm lễ kỷ niệm?!
Xem: Sharh Annawawi Ala Muslim (2/209), Al-Ma’a-rif của học giả Ibnu Qutaibah (150) và Tabyeen Al’Ujab Bima Warada Fi Shahr Rajab của học giả Ibnu Haj (19 – 20).
([83]) Tạp chí Islam số ra 43 trang 22.
([84]) Bách khoa toàn thư Ả Rập thu gọn (1/852).
([85]) Tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1486.
([86]) Xem ngày quốc tế lao động từ bách khoa toàn tư thế giới Ả Rạp (16/708 – 709), và bách khoa toàn thư Ả Rập thu gọn (2/1994).
([87]) Ngày quốc tế lao động được những người thờ cây cối sáng lập, và có lời nói rằng: những người Ai Cập và Ấn Độ cổ đại là những người bắt đầu ngày lễ này được gọi là lễ hội mùa xuân, và người Anh vay mượn từ những người La Mã sau cuộc xâm lược. Những người La Mã tổ chức mừng lễ hoa, họ tập hợp các loài hoa dâng cúng lên vị thần hoa, và vào thời trung cổ thì nó trở thành ngày nghỉ ưa thích của người Anh, trong ngày này của họ có những nghi lễ và tập tục là nhặt hoa và làm đẹp nhà cửa cũng như các nhà thờ của họ với các bông hoa.
Sau đó, nó được lấy làm ngày lễ tôn giáo ở Pháp, những người dân Pháp xem tháng 5 là tháng linh thiêng đối với đức mẹ đồng trinh Maria (Maryam), họ thường đội vương miệng cho các bé gái dòng dõi hoàng tộc trong các nhà thờ để tôn vinh đức mẹ đồng trinh Maria.
([88]) Báck khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/707).
([89]) Có lẽ phương Tây sáng lập ra ngày này chỉ để biện minh chứ nó không có giá trị đích thực – nó chỉ mang giá trị triết lý vật chất – cho các mối quan hệ gia đình, không có tầm quan trọng của quan hệ họ hàng và cũng chưa xứng đáng với ơn nghĩa của người mẹ trong việc mang nặng đẻ đau, cho con bú và thức khuya trong những ngày tháng đầu khó nhọc. Chẳng lẽ với ơn nghĩa bao la của người mẹ chỉ cần có một ngày trong một năm để tưởng nhớ thôi sao, chỉ có một ngày trong một năm để gởi cho mẹ tấm thiệp chúc mừng và những món quà thôi sao?! Tuy nhiên, một số người Muslim ngưỡng mộ phương Tây và bắt chước theo họ hưởng ứng tổ chức ngày lễ này ở vùng đất của Islam, trong khi những người Muslim đâu chỉ cần có một ngày, một tuần hay một tháng để yêu thương, tôn kính và để tỏ lòng hiếu thảo với mẹ của mình mà tôn giáo của họ bắt họ phải hiểu thảo và cư xử tử tế với cha mẹ của họ suốt cả cuộc đời, và lấy Thiên Đàng làm phần thưởng cho sự hiếu thảo đó.
([90]) Hadith do Al-Bazaar và Attabra-ni ghi lại, học giả Assuyu-ti xác nhận Hadith tốt, sau đó, Sheikh Albani xác nhận Hadith Sahih trong Al-Jami’a Assaghir (3812).
([91]) Iqtida’ Assirat Al-Mustaqeem (1/254 – 255).
([92]) Sheikh Islam Ibnu Taymiyah ﷺ nói: (Takbir trong các ngày lễ là sư kết hợp giữa tán dương, ca tụng và tạ ơn như Allah đã phán:
﴿وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥﴾ [سورة البقرة: 185]
{Và Ngài muốn các ngươi Takbir (tán dương sự vĩ đại của Ngài) về việc Ngài hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Và sự hướng dẫn để thực hiện sự Takbir và trong sự Takbir có sự ca ngợi và tán dương, và ân huệ đưa đến sự tạ ơn và khi tạ ơn thì có sự tán dương và ca ngợi ... cứ như thế, các ngày lễ tập hợp sự tôn vinh và tạ ơn những ân huệ trong đó bao gồm Takbir và ca ngợi. Bởi thế, Allah là Đấng Vĩ Đại, Ngài đã hướng dẫn chúng ta và chúng ta tạ ơn Ngài). Xem: Fata-wa tổng hợp (24/240).
([93]) Sau khi viết phần nay, tôi có đọc trên một tạp chí Albayan của Islam số ra 139 câu chuyện về một bà cụ sống tại làng Sewederid trên bờ hồ Victoria. Vào ngày thứ hai của Edi Al-Adha, có một đoàn thanh niên từ làng Neroy đến phân phát thịt Qur’ban cho người dân trong làng của bà. Một điều thật ngang nhiên là khi một phần thịt được mang đến cho bà thì bà từ chối nhận và nói: Tôi không nhận để các người khỏi nghĩ rằng tôi vào Islam là vì số thịt này, mà tôi vào Islam là bởi vì các anh đã đến từ Neroy cách nơi này 500 cây số không vì mục đích nào khác ngoài việc muốn chia sẻ cho anh em đồng đạo Muslim của các anh ở ngôi làng này, các anh mang đến niềm vui cho họ và giúp đỡ họ .. đây là điều mà chúng tôi đã mất nó trong Thiên Chúa giáo khi mà mỗi người trong chúng tôi chỉ biết đến bản thân mình, mỗi người trong chúng tôi bất công với mọi người hơn sự giúp đỡ của các anh dành cho mọi người, nhà thờ nơi của chúng tôi lấy từ các tín đồ Thiên Chúa nghèo với danh nghĩa quyên góp cho nhà thờ nhưng chẳng cho người gì cả, còn các anh cho những người Muslim nghèo của các anh mà không hề lấy từ họ bất cứ gì. Đây là tôn giáo chân lý.
([94]) Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem (1/488).
([95]) Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem (1/490).
([96]) Học giả Assuyu-ti xác nhận Hadith tốt và Sheikh Albani xác nhận Hadith Sahih trong Sahih Al-Jami’a (6025).
([97]) Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem (1/237).
([98]) Subul Assalaam (8/248).
([99]) Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem (1/314).
([100]) Tafseer Ibnu Kathir (2/911 – 912).
([101]) Al-Iqtidha’ (2/524) , Ahkaam Ahli Azd-Zdimmah của học giả Ibnu Al-Qayyim (2/722 – 725).
([102]) Musannif của học Abdu Al-Razzaaq (1609) và Assunan Al-Kubra của Al-Bayhaqi (9/234).
([103]) Al-Iqtidha’ (1/458).
([104]) Assunan Al-Kubra (9/234), Sheikh Islam Ibnu Taymiyah xác nhận Sahih trong Al-Iqtidha’ (1/457).
([105]) Al-Iqtidha’ (1/459).
([106]) Fata-wa tổng hợp (25/329).
([107]) Tashabbuh Al-Khasees Bi Ali Al-Khamees trong tạp chí Al-Hikmah số ra 4 trang 193.
([108]) Allam’u Fi Al-Hawa-dith Wal-Bid’a (1/294).
([109])Allam’u Fi Al-Hawa-dith Wal-Bid’a (1/294).
([110]) Al-Iqtidha’ (2/526).
([111]) Fat-hu Al-Bari của Ibnu Hajar Al-Asqala-ni (2/513).
([112]) Al-Iqtidha’ (2/526 - 257).
([113]) Allam’u Fi Al-Hawa-dith Wal-Bid’a (1/294).
([114]) Al-Iqtidha’ (2/519 - 520).
([115]) Ahkaam Ali Azd-Zdimmah (1/441 – 442).
([116]) Fata-wa tổng hợp và các bức thông điệp của Sheikh Muhammad Al-Uthaimeen – do Fahad Al-Salmaan thu thập và biên soạn (3/45 – 46).
([117]) Al-Iqtidha’ (2/513).
([118]) Al-Bayhaqi ghi lại trong Assunan Al-Kubra (9/235).
([119]) Al-Iqtidha’ (2/459).
([120]) Ibnu Abu Shaibah ghi lại trong Kitab Al-At’imah (5/125) số (24361) và Al-Iqtidha’.
([121]) Ibnu Abu Shaibah ghi lại trong Kitab Al-At’imah (5/125) số (24362) và Al-Iqtidha’.
([122]) Al-Iqtidha’ (2/554 – 555).
([123]) Sự bất đồng quan điểm trong vấn đề này là dựa trên ý nghĩa và các Hadith:
Đối với các Hadith thì có Hadith được Kareeb thuật lại: “Ibnu Abbas và một số vị Sahabah của Thiên sứ cử tôi đến Ummu Salmah để hỏi Thiên sứ thường nhịn chay ngày nào nhất? Bà nói: ngày thứ bảy và ngày chủ nhật. Họ phản đối tôi vì nghĩ rằng tôi không nhớ, họ lại cử tôi đi hỏi bà lần nữa và bà cũng nói đúng như thế. Tôi nói lại với họ, thế là họ đứng dậy đi gặp bà và nói: Chúng tôi cử người đến gặp bà vì chuyện thế này thế này, người đó khẳng định rằng bà đã nói thế này thế này. Bà Salmah nói: Đúng vậy, Thiên sứ của Allah thường nhịn chay nhiều nhất vào ngày thứ bảy và chủ nhật và Người nói:
))إِنَّهُمَا يَوْمَا عِيدِ الْمُشْرِكِينَ فَأَنَا أُحِبُّ أَنْ أُخَالِفَهُمْ((
“Đó là hai ngày lễ của những người thờ đa thần, bởi thế, Ta thích làm trái ngược với họ”.” (Annasa-i ghi trong Al-Kubra 2/146 số 2776, Ahmad: 6/323, Attabra-ni trong Al-Kabir:32/283 số 616 và 964, Al-Bayhaqi trong Al-Kubra: 4/303).
Trong đường dẫn truyền Hadith này có hai người dẫn được giới học giả bất đồng quan điểm: có người cho rằng hai người này yếu và có người thì cho rằng hai người này thuộc tốp chắc chắn và cho rằng Hadith Sahih. Ibnu Hibban và Azd-Zdahabi xác nhận Hadith Sahih.
Ibnu Al-Qayyim nói trong Zaadu Al-Ma’aazd 2/78 – 79: đường dẫn truyền Hadith này yếu. Ibnu Al-Qitaan nói: tôi thấy Hadith tốt, Allah là Đấng hiểu biết hơn hêt!
Sheikh Islam nói: “Hadith mang ý nghĩa khuyến khích nhịn chay vào ngày lễ của họ mục đích để làm trái với họ”. (Al-Iqtidha: 2/577).
Assan’a-ni nói trong Subus-Salam 2/342: Hadith chỉ ra việc khuyến khích nhịn chay vào ngày thứ bảy và chủ nhật để làm trái với những người dân Kinh sách.
Đối với ý nghĩa:
Những người nói: Quả thật, sự làm khác họ bằng nhịn chay là hợp lý vì ngày lễ là họ ăn và uống. Như vậy, theo giáo lý thì nên nhịn chay vào những ngày lễ của họ.
Những người nói: Quả thật, nhịn chay vào những ngày lễ của họ là đồng nghĩa với việc xem những ngày đó là linh thiêng giống như họ, không được chấp nhận. Điếu đó đồng thuận với người dân Kinh sách trong việc ấn định một việc làm nào đó vào những ngày nhất định, giáo lý không ấn định như thế nên không được phép nhịn chay vào các ngày lễ của họ. Ibnu Quda-mah nói trong Al-Mughni 4/428 – 429: “Những người của chúng tôi nói: ghét lấy ngày Nowruz và ngày Mehrajan để nhịn chay bởi vì hai ngày đó là hai ngày mà những người ngoại đạo xem là những ngày linh thiêng, cho nên, nếu ấn định hai ngày đó cho việc nhịn chay mà không nhịn chay vào những ngày khác thì điều đó đồng nghĩa với việc cũng xem hai ngày đó linh thiêng giống như họ, các ngày đó Makruh nhịn chay cũng giống như ngày thứ bảy”.
AlMarda-wi nói trong Al-Insaf 3/349: “Ghét nhịn chay vào những ngày đó tức ngày Nowruz và Mehrajan, đây là trường phái của đại đa số”
Sheikh Ibnu Uthaimeen vẫn nói về hai câu nói: câu nói khuyến khích và câu nói Makruh cùng với các cơ sở nhưng không chọn câu nói nào đúng nhất, xem Ash-Sharh Al-Mumta’ 6/466 – 467.
([124]) Xem: phần chú thích của Ibn Qasim trong Arrawdh Al-Murba’ (3/460).
([125]) Al-Mufham Lima Ashkala Min Talkhees Muslim (5/399).
([126]) Tạp chí Al-Istija-bah số 4 tháng Rabi’a Ath-Tha-ni 1406 hijri.
([127]) Xem: Báo Ukaazh (28/8/1418 hijri), (5/9/1418 hijri), (12/9/1418 hijri).