Ân Phước Ngày A-shu-ro & Tháng Của Allah Al-Muharram
}فضل عاشوراء وشهر الله المحرم{
[Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامي]
Muhammad Soleh Al-Munjid
Dịch Thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa
2009 - 1431
}فضل عاشوراء وشهر الله المحرم{
((باللغة الفيتنامية))
محمد صالح المنجد
ترجمة: محمد زين بن عيسى
2009 - 1430
P
الحمد لله رب العالمين، والصلاة والسلام على نبينا محمد خاتم الأنبياء وسيد المرسلين وعلى آله وصحبه أجمعين، وبعد:
Tạ ơn Allah Đấng chúa tể của vủ trụ và muôn loài, cầu xin bình an và phúc lành cho Nabi Muhammad của chúng ta, vị Nabi cuối cùng và là vị lãnh tụ của tất cả Rosul cùng dòng dõi và cho tất cả bằng hữu của Người, Wa ba'd:
Quả thật, tháng của Allah Al-Muharram là tháng trọng đại và ân phước, là tháng đầu tiên của niên lịch Islam và là một trong những tháng linh thiêng và cấm kỵ, như Allah đã phán:
ﭧ ﭨ ﮋ ﮤ ﮥ ﮦ ﮧ ﮨ ﮩ ﮪ ﮫ ﮬ ﮭ ﮮ ﮯ ﮰ ﮱ ﯓ ﯔ ﯕ ﯖﯗ ﯘ ﯙ ﯚﯛ ﯜ ﯝ ﯞ ﯟﯠﮊ التوبة: ٣٦
{Quả thật, số tháng (trong một năm) mà Allah đã qui định trong Kinh Sách của Ngài kể từ ngày tạo thiên lập địa là mười hai tháng, trong đó có bốn tháng linh thiêng và cấm kỵ. Đấy là tôn giáo chân lý. Bởi thế, chớ làm thiệt hại bản thân mình (bằng cách vi phạm các điều cấm kỵ) trong các tháng linh thiêng và cấm kỵ đó.} Al-Tâubah: 36.
Có Hadith được truyền lại như sau:
عَنْ أَبِي بَكْرَةَ t عَنِ النَّبِيِّ e: ((... السَّنَةُ اثْنَا عَشَرَ شَهْرًا مِنْهَا أَرْبَعَةٌ حُرُمٌ: ثَلاثَةٌ مُتَوَالِيَاتٌ ذُو الْقَعْدَةِ وَذُو الْحِجَّةِ وَالْمُحَرَّمُ، وَرَجَبُ مُضَرَ الَّذِي بَيْنَ جُمَادَى وَشَعْبَانَ)) رواه البخاري 2958.
Ông Abu Bakroh t thuật lại lời Nabi e: "... một năm có mười hai tháng trong đó có bốn tháng linh thiêng và cấm kỵ: ba tháng liên tiếp nhau đó là Zul Qo'dah (tháng 11), Zul Hijjah (tháng 12) và Al-Muharram (tháng giêng), và tháng Rojab là tháng giữa hai tháng Jamada (tháng 6) và Sha'ban (tháng tám) tháng này được Mudor rất tôn trọng." Hadith do Al-Bukhory ghi lại số 2958.
Sở dĩ tháng này được gọi là Al-Muharram là vì sự linh thiêng và cấm kỵ trong tháng.
Câu kinh: {Bởi thế, chớ làm thiệt hại bản thân mình trong các tháng linh thiêng và cấm kỵ đó} tức tội lỗi sẽ được nhân lên trong tháng này hơn những tháng khác.
Ông Ibnu Abbaas t nói về câu kinh {Bởi thế, chớ làm thiệt hại bản thân mình trong các tháng linh thiêng và cấm kỵ đó} mười hai tháng trong năm đã được lựa chọn rồi chọn bốn tháng trong mười hai tháng đó ban cho nó sự linh thiêng và cấm kỵ, với tội lỗi cũng như việc hành đạo được làm trong các tháng này trọng đại hơn trong những tháng khác.
Ông Qotadah t nói về câu kinh {Bởi thế, chớ làm thiệt hại bản thân mình trong các tháng linh thiêng và cấm kỵ đó} tội lỗi được làm trong các tháng này sẽ nguy hiểm hơn, to tác hơn ở những tháng khác mặt dù những tội lỗi đó lúc nào cũng nguy hiểm cả nhưng Allah muốn xem trọng việc gì tùy ý Ngài như Allah đã lựa chọn một số tạo vật tốt đẹp hơn các tạo vật khác như: lựa chọn trong Thiên Thần và con người ra làm Thiên Sứ của Ngài, lựa chọn trong lời nói có lời để tụng niệm, lựa chọn mãnh đất để dựng lên Masjid, lựa chọn tháng Romadon và các tháng linh thiêng, cấm kỵ, lựa chọn trong các ngày có ngày thứ sáu, lựa chọn các đêm có đêm Định Mệnh vì thế hãy tôn trọng những gì đã được Allah tôn trọng. Và chỉ có những người hiểu biết và suy nghĩ mới tôn trọng những gì đã được Allah xem trọng. (Trích từ Tafsir của Ibnu Katheer ở chương Al-Tâubah câu 36).
* Ân phước trong việc nhịn chay tự nguyện vào tháng Al-Muharram (tháng giêng theo niên lịch Islam).
عن أبي هريرة t قال: قال رسول الله e: ((أَفْضَلُ الصِّيَامِ بَعْدَ رَمَضَانَ شَهْرُ اللَّهِ الْمُحَرَّمُ)) رواه مسلم 1982.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại lời Nabi e: "Sự nhịn chay tốt nhất sau tháng Romadon là sự nhịn chay vào tháng của Allah tháng Al-Muharram." Hadith do Muslim ghi lại số 1982.
Câu "tháng của Allah" Allah tự cho tháng Al-Muharram là tháng của chính Ngài vì muốn tôn trọng tháng này.
Ông Al-Qory nói: nhìn vào Hadith cứ tưởng rằng khuyến khích nhịn chay chọn cả tháng Al-Muharram nhưng theo được truyền lại chính xác rằng: Nabi e đã chưa từng nhịn chay trọn tháng ngoại trừ trong tháng Romadon, với Hadith trên chỉ khuyến khích nên nhịn chay nhiều ngày trong tháng Al-Muharram chứ không phải nhịn chay trọn cả tháng.
Và cũng được truyền lại chính xác từ Nabi e rằng: Nabi e thường xuyên nhịn chay vào tháng Sha'ban (tháng 8), bởi lẽ rằng ân phước của tháng Al-Muharram chỉ được mặc khải vào lúc cuối đời nên không thể thường xuyên nhịn chay trong tháng Al-Muharram. (Trích từ Sharh Al-Nawawy trong quyển Soheeh Muslim).
* Allah lựa chọn tùy ý thời gian và nơi chốn:
Ông Al-I'z bin Abdus Salam nói: "Sự lựa chọn một số thời gian và nơi chốn được chia làm hai loại: thứ nhất là vì mục đích của trần gian, thứ hai là vì mục đích tôn giáo và đây là sự rộng lượng bác ái mà Allah dành cho con người với những phần thưởng ban cho người nào tuân lệnh thi hành theo như việc nhịn chay vào tháng này còn những tháng khác thì không, tương tự thế nhịn vào ngày A-shu-ro." (Trích từ Qowa-i'd Al-Ahkaam q1/tr 38).
* Lịch sử ngày A-shu-ro:
عَنْ ابْنِ عَبَّاسٍ t قَالَ: قَدِمَ النَّبِيُّ e الْمَدِيْنَةَ فَرَأَى الْيَهُودَ تَصُومُ يَومَ عَاشُورَاءَ، فَقَالَ: ((مَا هَذَا قَالُوا هَذَا يَوْمٌ صَالِحٌ،)) هَذَا يَوْمٌ نَجَّى اللَّهُ بَنِي إِسْرَائِيلَ مِنْ عَدُوِّهِمْ فَصَامَهُ مُوسَى، قال: ((فَأَنَا أَحَقُّ بِمُوسَى مِنْكُمْ فَصَامَهُ)) وَأَمَرَ بِصِيَامِهِ. رواه البخاري 1865.
Ông Ibnu Abbaas t kể: khi Nabi e đến Madinah nhận thấy người Do Thái giáo nhịn chay ngày Ashuro nên hỏi: "Họ nói ra sao về ngày tốt đẹp này", họ nói: đây là ngày mà Allah cứu vớt Musa và con cháu Isro-il thoát khỏi tay kẻ thù nên Musa đã nhịn chay vào ngày vĩ đại đó. Nabi e nói: "Chúng tôi xứng đáng hơn quí vị về việc tạ ơn Allah đã cứu vớt Musa." Rồi Người ra lệnh mọi người nhịn chay vào ngày này. Hadith do Al-Bukhory ghi lại số 1865.
Cũng với Hadith trên được chú thích thêm như sau:
Câu "ngày tốt đẹp này" theo đường truyền của Muslim ghi lại rằng: "Đây là ngày vĩ đại mà Allah đã cứu Musa u cùng bằng hữu của Người và đã nhấn chìm Fir-aun và băng nhóm của y."
Câu "Musa đã nhịn chay vào ngày vĩ đại đó" theo đường truyền của Muslim ghi thêm: "để tạo ơn Allah nên chúng tôi nhịn chay theo." Và theo đường truyền khác của Al-Bukhory thì ghi: "chúng tôi nhịn chay tôn trọng ngày vĩ đại đó", có đường truyền khác do Imam Ahmad thì ghi thêm: "Đó cũng là ngày con thuyền của Nuh u nằm trên núi Al-Judy nên Nuh u đã nhịn tạ ơn vào ngày này."
Câu "Rồi Người ra lệnh mọi người nhịn chay vào ngày đó", cũng do Al-Bukhory ghi lại ở đường truyền khác như sau: Nabi e nói với các bằng hữu mình: "Các bạn xứng đáng hơn họ với việc làm theo Musa tạ ơn Allah, vì thế hãy nhịn chay đi."
Nhịn chay ngày A-shu-ro có bề dầy lịch sử rất xa xưa nên không chỉ người Do Thái nhịn chay mà còn có cả thị dân Quraish thời tiền Islam trước khi Nabi e nhận sứ mạng cũng nhịn chay như được nhắc trong Hadith của bà A-y-shah t như sau:
عن عائشة t قالت: ((إِنَّ أَهْلَ الْجَاهِلِيَةِ كَانُوا يَصُومُونَهُ))
"Quả thật trước kia, những người tiền Islam cũng nhịn chay ngày này."
Ông Al-Qurtuby nói: "Có lẽ thị dân Quraish nhịn chay theo giáo lý của thế hệ trước như Nabi Ibrohim u. Được truyền lại chính xác rằng Nabi e đã từng nhịn chay ở Makkah trước khi di cư đến Madinah, sau khi đến Madinah nhận thấy người dân Do Thái nhịn chay vào ngày này nên hỏi họ và được đáp lại như được nhắc ở Hadith trên. Muốn làm khác người Do Thái mà Nabi e đã ra lệnh mọi người không làm giống như họ trong khi họ lấy ngày A-shu-ro làm ngày lễ tết như được nhắc trong Hadith sau:
جاء في حديث أبي موسى t قال: ((كَانَ يَوْمُ عَاشُورَاءَ تَعُدُّهُ الْيَهُودُ عِيداً)) وفي رواية مسلم: ((كَانَ يَومُ عَاشُورَاءَ تُعَظِّمُهُ الْيَهُودُ تَتَّخِذُهُ عِيداً)) وفي رواية له أيضاً: ((كَانَ أَهْلُ خَيْبَرٍ (اليَهُودُ) يَتَّخِذُونَهُ عِيداً، وَيَلْبَسُونَ نِسَاءَهُمْ فِيهِ حُلِيَّهُم وَشَارَتَهُم)). فقال النبي e: ((فَصُومُوهُ أَنْتُمْ)) رواه البخاري.
- Theo Hadith của Abu Musa t kể: "Trước kia, vào ngày A-shu-ro người Do Thái lấy làm ngày tết."
- Theo đường truyền của Muslim: "Trước kia, người Do Thái rất xem trọng ngày A-shu-ro rồi lấy ngày đó làm ngày tết."
- Theo đường truyền khác của Muslim: "Trước kia, thị dân Khoibar (dân Do Thái) lấy ngày đó làm ngày tết, phụ nữ của họ trưng diện và đeo nữ trang."
- Thấy vậy, Nabi e bảo: "Các bạn hãy nhịn chay đi." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.
Nhìn chung, được lệnh nhịn chay vào ngày A-shu-ro là với lòng yêu thích và cố ý làm khác với người Do Thái. (Trích từ Fath Al-Bary Sharh Soheeh Al-Bukhory của Ibnu Hajar)
* Ân phước nhịn chay A-shu-ro:
عن ابن عباس t قال: ((مَا رَأَيْتُ النَّبِيَّ e يَتَحَرَّى صِيَامَ يَوْمٍ فَضَّلَهُ عَلَى غَيْرِهِ إِلاَّ هَذَا الْيَوْمَ يَوْمَ عَاشُورَاءَ، وَهَذَا الشَّهْرَ يَعْنِي شَهْرَ رَمَضَانَ)) رواه البخاري 1867.
Ông Ibnu Abbaas t nói: "Tôi chưa từng thấy Nabi e chú tâm đến việc nhịn chay vào bất cứ ngày nào và xem trọng bất cứ ngày nào cả chỉ trừ vào ngày này ngày A-shu-ro và vào tháng này tức tháng Romadon." Hadith do Al-Bukhory ghi lại số 1867.
قَالَ النَّبِيُّ e: ((صِيَامُ عَاشُورَاءَ، إِنِيِّ أَحْتَسِبُ عَلَى اللَّهِ أَنْ يُكَفِّرَ السَّنَةَ الَّتِي قَبْلَهُ)) رواه مسلم 1976.
Nabi e nói: "Quả thật, nhịn chay ngày A-shu-ro, Ta ước tính rằng được Allah xóa sạch tội của năm trước." Hadith do Muslim ghi lại số 1976.
Đây là ân phước mà Allah ban tặng cho chúng ta chỉ cần nhịn chay một ngày lại được xóa đi tội lỗi của cả năm tròn, Allah ở nơi Ngài có sự ưu đãi rất vĩ đại.
* Ngày nào là ngày A-shu-ro:
Imam Al-Nawawy nói: "Theo các sách ngôn ngữ Arập thì hai chữ A-shu-ro và Ta-su-á' được viết theo nguyên văn là: عَاشُورَاءُ وَتَاسُوعَاءُA-shu-ro là ngày mồng mười tháng Al-Muharram (tức tháng giêng theo niên lịch Islam) và ngày Ta-su-á' là ngày mồng chín tháng Al-Muharram. Với câu nói này được đa số học giả Ulama nói và các học giả ngôn ngữ điều biết đến, nguồn gốc hai từ nói trên được rút ra từ những Hadith nói về hai ngày này." (Trích từ Al-Majmụa).
Danh từ A-shu-ro không được mọi người thời tiền Islam biết đến. (Trích từ Kash-shaaf Al-Qoná' q2 chương nhịn chay tháng Al-Muharram).
Ông Ibnu Qudamah nói: A-shu-ro là ngày mồng mười tháng Al-Muharram (theo niên lịch Islam), và đây cũng là câu nói của Sa-i'd bin Al-Musaiyib và Al-Hasan như được truyền lại từ Ibnu Abbaas t nói như sau: "Rosul e của Allah ra lệnh nhịn chay ngày A-shu-ro ngày mồng mười tháng Al-Muharram." Hadith do Al-Tirmizy ghi lại và nói: đây là Hadith Hasan Soheeh.
* Khuyến khích nhịn chay ngày Ta-su-á' cùng với A-shu-ro:
عَنْ عَبْدِ اللَّهِ بْنِ عَبَّاسٍ t قَالَ: حِينَ صَامَ رَسُولُ اللَّهِ e يَوْمَ عَاشُورَاءَ وَأَمَرَ بِصِيَامِهِ قَالُوا يَا رَسُولَ اللَّهِ! إِنَّهُ يَوْمٌ تُعَظِّمُهُ الْيَهُودُ وَالنَّصَارَى. فَقَالَ رَسُولُ اللَّهِ e: ((فَإِذَا كَانَ الْعَامُ الْمُقْبِلُ إِنْ شَاءَ اللَّهُ صُمْنَا الْيَوْمَ التَّاسِعَ)) قَالَ: فَلَمْ يَأْتِ الْعَامُ الْمُقْبِلُ حَتَّى تُوُفِّيَ رَسُولُ اللَّهِ e. رواه مسلم 1916
Ông Abdullah bin Abbaas t kể: Khi Nabi e nhịn chay ngày A-shu-ro và ra lệnh mọi người nhịn theo ngày hôm đó, mọi người nói: thưa Rosul của Allah! Quả thật, đấy là ngày mà người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo rất tôn trọng. Nabi e nói: "Nhất định năm tới chúng ta sẽ nhịn chay thêm ngày mồng chín, Insha Allah." Ông Abdullah t kể tiếp: nhưng chưa kịp đến năm mới thì Nabi e đã quá cố. Hadith do Muslim ghi lại số 1916.
Imam Al-Shafi-y cùng nhóm bạn mình với Imam Ahmah, Ishaaq và những người khác nói: "Khuyến khích nhịn chay vào cả hai ngày ngày mồng chín và ngày mồng mười A-shu-ro, vì Nabi e đã nhịn chay vào ngày mồng mười A-shu-ro và đã định tâm nhịn chay ngày mồng chín."
Dựa vào những gì ở trên thì nhịn chay ngày A-shu-ro có cấp bậc thấp nhất là chỉ nhịn một ngày A-shu-ro, cao hơn nữa là nhịn thêm ngày mồng chín và cứ nếu nhịn chay thật nhiều trong tháng Al-Muharram thì sự nhịn chay đó tốt đẹp hơn và hoàn hảo hơn.
* Ý nghĩa khuyến khích nhịn thêm ngày Ta-su-á':
Imam Al-Nawawy nói: Những học giả Ulama trong nhóm bạn bè của tôi và những người khác nói về ý nghĩa của sự nhịn chay A-shu-ro cùng với ngày Ta-su-á' như sau:
Thứ nhất: cố ý làm khác với việc làm của nhóm Do Thái giáo trong khi họ chỉ nhịn chay ngày A-shu-ro như đã được nhắc trong Hadith của Abdullah bin Abbaas t ở trên.
Thứ hai: liên kết nhịn chay ngày A-shu-ro cùng với ngày khác, giống như đã bị cấm chỉ nhịn chay vào ngày thứ sáu duy nhất.
Thứ ba: ngừa khỏi phải sợ rằng tháng vừa rồi là tháng đủ hay tháng thiếu, nếu có thực sự tính sai thì ngày mồng chín sẽ trở thành ngày mồng mười A-shu-ro. Đến đây là hết lời của Imam Al-Nawawy.
Ý nghĩa quan trọng nhất trong ba ý nghĩa nói trên là cố ý làm khác với nhóm Do Thái giáo. Qua đó, Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: "Nabi e đã cấm làm giống theo thị dân Kinh Sách (người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo) như đã được nhắc rất nhiều qua các Hadith... tiêu biểu như trong vấn đề A-shu-ro:
قَالَ e: ((لَئِنْ عِشْتُ إلَى قَابِلٍ لأَصُومَنَّ التَّاسِعَ)). الفتاوى الكبرى ج6
Nabi e nói: "Nếu Ta còn sống đến năm tới là chắc chắn Ta sẽ nhịn chay thêm ngày mồng chín." Trích từ Al-Fatawa Al-Kubro q6.
Ông Ibnu Hajar giải thích thêm về Hadith "Nếu Ta còn sống đến năm tới là chắc chắn Ta sẽ nhịn chay thêm ngày mồng chín." "Nabi e đã dự định nhịn chay vào ngày mồng chín không phải mang ý nghĩa chỉ nhịn chay ngày mồng chín không mà ngược lại người nhịn thêm ngày mồng chín với ý định phòng ngừa sai lệch trong tính lịch hoặc cố ý làm khác với nhóm Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo. Câu nói này là thiết thực nhất như được rút ra từ các đường truyền của Muslim." Trích từ Fath Al-Bary q4/tr 245.
* Giáo lý về việc chỉ nhịn chay vào ngày A-shu-ro duy nhất:
Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: "Nhịn chay ngày A-shu-ro xóa đi tội của năm cũ, đối với ai chỉ nhịn chay ngày A-shu-ro duy nhất thì không vấn đề gì." (trích từ Al-Fatawa Al-Kubro q5).
Trong quyển Tuhfah Al-Muhtaaj của Ibnu Hajar Al-Haitamy ghi: "Và không có vấn đề gì nếu chỉ nhịn chay vào ngày A-shu-ro duy nhất." (trích q3 chương sự nhịn chay tự nguyện).
* Nhịn chay ngày A-shu-ro dù đó là ngày thứ bảy hay thứ sáu:
Được truyền lại là cấm chỉ nhịn chay vào ngày thứ sáu duy nhất, và cũng cấm nhịn chay vào ngày thứ bảy duy nhất trừ phi là sự nhịn bắt buộc nhưng sẽ không sao nếu nhịn ngày khác cùng hai này hoặc bị trùng lặp với giáo lý cho phép như nhịn chay một ngày rồi nghỉ một ngày, ngày nhịn lại rơi và ngày thứ sáu hay thứ bảy hoặc nhịn chay vì lời nguyện hoặc nhịn bù hoặc nhịn chay theo yêu cầu của giáo lý như nhịn vào ngày Arofah và A-shu-ro... (Trích từ Tuhfah Al-Muhtaaj q3 chương sự nhịn chay tự nguyện và từ Mushakkil Al-Athaar q2 chương nhịn chay ngày thứ bảy).
Ông Al-Buhuty nói: Không nên cố tình nhịn chỉ nhịn chay vào ngày thứ bảy duy nhất vì Hadith sau:
عَنْ عَبْد ِاللَّهِ بْنِ بِشْرٍ عَنْ أُخْتِهِ: ((لاَ تَصُومُوا يَوْمَ السَّبْتِ إِلاَّ فِيمَا اُفْتُرِضَ عَلَيْكُمْ)) رَوَاهُ أَحْمَدُ بِإِسْنَادٍ جَيِّدٍ وَالْحَاكِمُ وَقَالَ: عَلَى شَرْطِ الْبُخَارِيِّ.
Từ ông Abdullah bin Bishr truyền lại từ chị (em) gái ông rằng: "Mọi người không được nhịn chay vào ngày thứ bảy ngoại trừ giáo lý Islam bắt buộc các người làm thế." Hadith do Ahmad ghi lại với đường truyền tốt và ông Al-Hakim nói: đường truyền này phù hợp với điều kiện của Al-Bukhory.
Bởi vì, thứ bảy là ngày mà người Do Thái giáo rất tôn trọng nếu chỉ nhịn chay ngày đó chẳng khác nào làm giống họ ngoại trừ là sự trùng hợp vào thứ sáu hoặc thứ bảy thí dụ: đó là ngày Arofah hoặc là ngày A-shu-ro... (Trích từ Kash-shaaf Al-Qo-ná' q2 chương nhịn chay tự nguyện).
* Làm thế nào khi nghi ngờ rằng đã bắt đầu tháng Al-Muharram hay chưa ?
Imam Ahmad nói: khi gặp phải nghi ngờ ở ngay đầu tháng thì hãy nhịn chay ba ngày, làm thế để chắc chắn rằng đã nhịn được ngày mồng chín và mồng mười. (Trích từ Al-Mụny của Ibnu Qudamah q3 nhịn chay – nhịn chay A-shu-ro).
Ai không biết được tháng Al-Muharram đã bắt đầu hay chưa thì cứ dựa vào qui tắc chung là tháng Zul Hijjah là 30 ngày cứ thế tính đến rồi nhịn chay ngày mồng chín và mồng mười, còn muốn phòng ngừa thì hãy nhịn thêm mồng tám, mồng chín và mồng mười (như vậy cho dù tháng Zul Hijjah có thiếu đi chăng thì chắc chắn đã nhịn chay được vào mồng chín và mồng mười). Chú ý nhịn chay A-shu-ro chỉ là điều khuyến khích cho nên đừng ra lệnh mọi người cố quan tâm đến sự xuất hiện của mặt trăng tháng Al-Muharram giống như ra lệnh xem sự xuất hiện của mặt trăng tháng Romadon và tháng Shâuwaal.
* Nhịn chay A-shu-ro xóa đi những tội lỗi nào ?
Imam Al-Nawawy nói: xóa đi tất cả tội lỗi nhỏ còn tội lỗi lớn thì không. Imam nói tiếp: nhịn chay ngày Arofah được xóa tội của hai năm, nhịn chay ngày A-shu-ro được xóa tội của một năm, nếu nói câu Amin trùng với câu nói Amin của Thiên Thần được xóa tất cả tội lỗi đã gởi đi trước... tất cả những điều kể trên đều xóa những tội lỗi nhỏ. Nếu không có tội nhỏ cũng như lớn thì được viết thành điều tốt và được nâng cao địa vị. Nếu chỉ có đại tội mà không có tội nhỏ thì hy vọng được giảm nhẹ về đại tội đó. (Trích từ Al-Majmụa Sharh Al-Muhazzib q6 chương nhịn chay ngày Arofah).
Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: Nước Wuđụa, lễ Solah, nhịn chay tháng Romadon, ngày Arofah và ngày A-shu-ro chỉ xóa bỏ đi những tội lỗi nhỏ mà thôi. (Trích từ Al-Fatawa Al-Kubro q5).
* Đừng tự hào về ân phước của sự nhịn chay:
Có một số người rất tự hào về sự nhịn chay của mình như nhịn ngày A-shu-ro hoặc ngày Arofah, đôi khi có người lại nói: nhịn chay ngày A-shu-ro được xóa tội của một năm vậy ân phước của ngày Arofah vẫn còn nguyên.
Ông Ibnu Al-Qoiyim nói: đối với người tự hào đó không biết được rằng nhịn chay Romadon và lễ Solah ngày đêm năm lần còn trọng đại hơn, quí giá hơn sự nhịn chay ngày Arofah và A-shu-ro. Vậy mà chỉ xóa được những tội lỗi nhỏ trong khoảng cách giữa chúng với nhau nếu tránh được đại tội tức từ Romadon đến Romadon, từ thứ sáu đến thứ sáu không có khả năng tự xóa đi tội lỗi nhỏ cho đến khi không phạm phải đại tội trong khoảng thời gian đó, khi hợp được hai điều này thì mới đủ mạnh xóa đi những tội lỗi nhỏ. Những người tự hào cứ tưởng rằng bản thân làm thiện nhiều hơn làm tội là bởi vì y không nhìn về những tội lỗi bản thân đã phạm mà chỉ nhìn về khía cạnh việc tốt của y không giống như những ai luôn miệng tụng niệm tán dương Allah hoặc một ngày cầu xin Allah tha thứ tội 100 lần nhưng bên cạnh đó chuyên nói xấu, bôi nhọa danh dự những người Muslim khác và nói năng toàn những điều không làm cho Allah hài lòng suốt cả ngày. Những người như vậy chỉ thiết nghĩ đến ân phước của việc tụng niệm và tán dường mà không hề nhìn đến các hình phạt đau đớn về tội nói xấu, nói dối, vu khống... và những tội lỗi khác do cái lưỡi gây ra rồi trở thành kẻ chuyên lường gạt. (Trích từ Al-Mâu-su-a'h Al-Fiqhiyah q31 chương lường gạt).
* Nhịn chay A-shu-ro trong khi còn thiếu nợ Romadon:
Nhịn chay khuyến khích trước khi trả nợ Romado gây ra sự bất đồng ý kiến trong giới học giả Ulama Islam như sau:
- Trường phái Abu Hanifah cho rằng: được phép nhịn chay tự nguyện trước khi trở nợ Romadon mà không có vấn đề gì cả là bởi vì không bất buộc phải nhịn trả Romadon liền.
- Trường phái Imam Malik và Imam Al-Shafi-y thì cho rằng: được phép nhưng không nên là đây là sự cố tình trì trệ trốn tránh nhiệm vụ.
- Ông Al-Dusuqy nói: không nên nhịn chay khuyến khích trong khi bắt buộc phải nhịn chay trả thí dụ như: nhịn vì lời nguyện, nhịn trả, nhịn bị phạt... cho dù sự nhịn chay kia là ngày A-shu-ro hoặc ngày Arofah cũng vậy. Đây là câu nói chính xác nhất.
- Trường phái Imam Ahmad thì cho rằng: không được phép nhịn chay khuyến khích trong khi đang bắt buộc phải nhịn chay bù Romadon, sự nhịn chay khuyến khích đó vô hiệu cho dù thời gian nhịn chay bù Romadon có rộng đi chăng nữa. Bắt buộc phải bắt đầu nhịn chay bù trước rồi mới đến các sự nhịn chay khác. (Trích từ Al-Mâu-su-a'h Al-Fiqhiyah q28 chương nhịn chay tự nguyện).
Để thoát được sự bất đồng ý kiến của các học giả Ulama, người Muslim nên tranh thủ nhịn chay bù ngay sau khi kết thúc Romadon để có dịp nhịn chay ngày Arofah và A-shu-ro mà không gặp trở ngại gì, và được phép nhịn chay bù Romadon trong ngày Arofah và A-shu-ro. Nơi Allah có rất nhiều sự ưu đãi.
* Những điều mới mẽ điên rồ trong ngày A-shu-ro:
Hỏi Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah về những điều mà người ta làm trong ngày A-shu-ro thể loại như: vẽ mí mắt, tắm, nhuộm Hinna, chúc mừng, nấu thức ăn dành riêng ngày đó, tỏ vẻ vui mừng và những việc làm khác... với những điều đó có trong nguyên thủy Islam không ?
Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah trả lời như sau:
Alhamdulillah, tạ ơn Allah Đấng Chúa Tể của vủ trụ và muôn loài, những điều kể trên không hề được ghi chép lại một cách chính xác từ Nabi e, cũng như từ các bằng hữu của Nabi e, lại càng không một vị Imam nào khuyến khích làm những điều này hay những gì tương tự kể cả bốn vị Imam nổi tiếng của Islam (Abu Hanifah, Malik, Al-Shafi-y và Ahmad) cũng như những học giả Ulama khác. Cả các nhà sử học cũng không ghi lại điều gì để lấy đó làm cơ sở cả không từ Nabi e hay các bằng hữu của Nabi e hay thế hệ sau các bằng hữu không có lời nói xác thực hay bịa đặt gì cả. Chỉ với thế hệ sau này mới bịa đặt một số Hadith như: "ai vẽ mí mắt vào ngày A-shu-ro sẽ không bị đau mắt cả năm đó" hoặc "ai tắm vào ngày A-shu-ro sẽ không bị bệnh cả năm đó"... và cả những Hadith bịa đặt khác cố ý nói dối cho Nabi e như: "Ai đối đãi rộng lượng với gia đình vào ngày A-shu-ro sẽ được Allah rộng lượng lại y suốt cả năm đó." Tất cả những Hadith kể trên cho rằng được truyền lại từ Nabi e nhưng tất cả đều là bịa đặt, dối trá.
Sau khi kể sơ lược về lịch sử ở thời đầu Islam qua những biến cố của thời cuộc và sự kiện xảy ra sau cái chết của Al-Husain, Shaikh Al-Islam nói như sau:
Từ đó xuất hiện một nhóm người dốt nát, vô kiến thức họ là một nhóm người vô thần, đạo đức giả hoặc là nhóm người lầm lạc đến lố bịt họ tạo ra những biểu hiện là những người luôn quan tâm đến dòng họ của Nabi e để rồi họ lấy ngày A-shu-ro làm ngày tang lễ, đau buồn và than van... với sự thiếu hiểu biết và dốt nát mà họ đã làm nên những việc rất điên rồ như: tự đánh vào má, xé quần áo, tỏ vẻ rất đau khổ như những người điên... sáng tác những bài thơ ưu sầu thiểu nảo, loan truyền rất nhiều tin tức dối trá không lời nào thật cả chỉ mong sao sự đau khổ càng nặng hơn từ đó dẫn đến sự cuồn tính, gieo rắc hận thù và hiềm khích trong thế giới Islam liên quan đến các thế hệ trước... sự xấu xa và ghê tỏm của họ đối với Islam không thể che dấu được những ai biết tìm hiểu. Nhóm người dấy loại này là nhóm người tôn trọng hóa Al-Husain và gia đình ông hoặc họ là nhóm người vô kiến thức làm nên những điều bại hoại, dối trá, xấu xa, Bid-a'h... họ đã đặt ra những biểu hiệu vui vẻ trong ngày A-shu-ro thể loại như vẽ mí mắt, nhuộm tóc, chiêu đãi gia đình rất rộng rãi, nấu những món ăn đặt biệt cho ngày đó và làm thêm những điều mà chỉ có xảy ra trong tết và lễ hội mà thôi. Từ đó, ngày A-shu-ro được nhóm người này lấy làm ngày hội như những ngày hội tết vậy, họ lấy đó làm ngày tang lễ, đau khổ... tất cả hai nhóm nêu trên đều đi sai đường lối Sunnah của Nabi e. (Trích từ Al-Fatawa Al-Kubro của Ibnu Taimiyah).
Ông Ibnu Al-Haaj kể: những điều Bid-a'h trong ngày A-shu-ro thí dụ như cố tình xuất Zakat trể hoặc sớm hơn thời gian ấn định, giết tế gà và hóa trang bằng Hinná cho phụ nữ. (Trích từ q1 chương ngày A-shu-ro).
Cầu xin Allah ban cho chúng tôi thuộc nhóm người Sunnah của Nabi e, ban cho chúng tôi được sống trong Islam và chết trên Iman (đức tin), hãy ban cho chúng tôi luôn làm mọi điều làm Ngài thương yêu và hài lòng. Cầu xin hãy giúp đỡ chúng tôi luôn (miệng) ca tụng tạ ơn Ngài và luôn làm tốt đẹp trong việc thờ phụng Ngài, hãy chấp nhận việc hành đạo của chúng tôi và ban cho chúng tôi là những người biết kính sợ Ngài. Cuối cùng cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Nabi Muhammad, cho dòng dõi cùng tất cả bằng hữu của Người.
Tác giả: Muhammad Soleh Al-Munjid
Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa